Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Nặng lòng với Huế
(09:47:44 AM 25/11/2013)Ảnh minh hoạ (nguồn: internet)
Ngày xưa, cái ngày của bao mộng mơ, muốn đi thật xa nơi mình sinh ra và lớn lên, xa nơi đã quá quen thuộc để tìm một miền đất mới cho riêng mình. Sao ngày ấy cô lại mơ mộng tới miền đất mới, Huế thanh bình, yên ả, không vội vã mà sâu lắng đi vào lòng người. Giống như cơ duyên, cô thi đại học ở Huế, cảm thấy không thể xa rời mảnh đất này, cô có cảm tình với nó ngay từ đầu, không muốn xa rời nó.
Huế thanh bình, nên thơ, cô thích sự nhẹ nhàng của nó, không xô bồ, vội vã tấp nập như những nơi cô từng được đi qua. Sao cô thích Huế tới vậy chứ. Những ngày tháng sống trên mảnh đất này, bao ước mơ, cô muốn đây là nơi sẽ dừng chân, nơi cô trao cả cuộc đời còn lại cho nó, cho những mùa mưa dài, rả rích không nghỉ của Huế, cho những buổi sáng đi dạo bên sông Hương, những buổi chiều tan trường cô lại cùng bạn bè lang thang ăn đủ thứ món của Huế.
Ngày ngày trôi qua với bao mơ ước, cô lại càng muốn ở đây. Sao trong mắt cô Huế đẹp thế, con người nhẹ nhàng sâu lắng, cô thích cái sự nhẹ nhàng ấy xiết bao. Cô thích sự yên ả của Huế, thích mỗi lúc buồn, nhớ nhà lại phóng xe đi từ bờ Nam sang bờ Bắc, vòng vèo đâu đó nhìn cuộc sống của mọi người cho lòng đỡ buồn, cô lại về nhà, về với sự cô đơn. Cho dù có buồn tới đâu chăng nữa cô vẫn yêu Huế.
Ngay cả bạn bè cô ai cũng bảo “Huế có chi mà thích dữ rứa”, cái giọng Huế nghe sao nhẹ nhàng. Cô yêu tất cả những gì là của Huế. Xa Huế cô nhớ cơm hến, bún nghệ, bánh canh cá lóc, nhớ bèo, nậm, lọc, cái gì cũng nhỏ nhỏ xinh xinh làm sao. Với cô nó nhỏ đấy nhưng lại không nhỏ, nhỏ nhưng sâu lắng đi vào lòng người, thấm vào trong lòng những ai qua nơi này. Thế nhưng cuộc sống lại không như cô sinh viên Văn khoa mong muốn, ra trường hơn một năm mà chưa có việc.
Lúc này cô cũng cảm thấy chán nản, lo lắng, đôi khi nghĩ chắc cô không có cơ hội ở lại đây. Đôi lúc cô lại muốn về nhà, về nơi quen thuộc ngày trước khi muốn rời xa. Chốn ấy còn có bố mẹ, những người đang dang rộng vào tay chờ đón cô bất cứ khi nào. Nhưng đôi chân lúc đó chưa muốn về, chưa muốn dừng, cứ muốn chạy, muốn đi thật xa, đôi chân, trí óc chưa có áp lực, chưa vấp ngã nhiều trong cuộc đời nên nó chưa chịu dừng lại.
Rồi chuyện gì tới đã tới, chưa có việc, áp lực gia đình nặng nề biết bao, cô bắt đầu cảm thấy cần bếp lửa của gia đình, hơi ấm của tình thân. Lúc này cô thật sự muốn rời xa xứ mộng mơ này. Có gì đó vẫn luyến tiếc khi quyết định về, cô đắn đo, suy nghĩ. Huế đã níu chân cô lại, níu con người bỏ quê tha hương, chưa biết dòng đời sau này xô cô về đâu, trên hết cô thích Huế bởi chưa có va chạm lớn trong đời để rời xa nó.
Mọi chuyện chỉ mới bắt đầu với bao áp lực, căng thẳng, thiếu vắng gia đình, giờ đây cô mới thấm thía nỗi đau khi thiếu hụt tình yêu, sự che chở của người thân xung quanh. Giờ cô muốn về bên gia đình, đã biết thế nào là chùn chân mỏi gối, là tình yêu, sự đùm bọc thật sự của mái ấm gia đình, bên những người thân yêu, và hơn hết là cảnh bố mẹ già lầm lũi một mình mong ngóng đứa con xa. Cô lại rơi nước mắt mỗi lần thấy điện thoại mẹ gọi, mẹ chỉ nhẹ nhàng ngồi một mình thấy nhà vắng quá, nhớ quá nên gọi thôi.
Cô thấm thía thì muộn rồi, phải bước tiếp con đường đã chọn thôi, gắng lên là điều cô tự nhủ bản thân lúc này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.