Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Hoài niệm thuở học trò
(14:07:03 PM 19/05/2016)Thế hệ chúng tôi được sinh ra khi đất nước còn chia cắt, bước vào con đường học vấn là lớp vỡ lòng cuối cùng của hệ mười năm, sang đến cấp hai là khi Nhà nước xóa đi nền bao cấp và lúc chúng tôi kết thúc phổ thông đúng vào thời Liên xô cùng Đông Âu tan rã hoàn toàn…
Cô giáo chủ nhiệm và các bạn nữ lớp I, Trường PTTH Tam Nông, năm 1991
Chúng tôi sinh năm một chín bảy tư, cầm tinh con cọp. Tuổi Giáp Dần là người thông minh, cương nghị, có tấm lòng quảng đại, bao dung dễ trở thành người lãnh đạo chỉ huy. Tuổi này có lối suy nghĩ khác người, thích làm chuyện lớn, mạo hiểm, khó khăn mà ít người dám làm. Bản tính thích đổi mới, phù hợp ở môi trường nhiều biến động. Chúng tôi rất tự hào về những gì tử vi đã đúc kết.
Cả huyện Tam Nông cũ trong huyện Tam Thanh hồi ấy chỉ có một trường phổ thông trung học. Biến động đầu đời là chúng tôi được chọn vào hai lớp “chọn” toán và văn của trường. Buồn vui lẫn lộn, buồn vì phải chia tay bạn cũ cấp 2, vui vì được làm quen bạn mới cấp 3. Hết năm lớp mười chúng tôi lại được nhà trường chọn tiếp vào lớp “chọn” tổng hợp từ hai lớp toán, văn, có tên giao dịch là Lớp I.
Lớp I chúng tôi được hưởng chế độ đào tạo đặc biệt của nhà trường, được mượn đủ sách giáo khoa, được các thầy cô nhiều kinh nghiệm giảng dạy, được miễn lao động tập trung, được chọn vào đội tuyển các môn: Toán, Lý, Hóa, Văn, Nga và đặc biệt là được học trước chương trình chính khóa một năm; nói chung là niềm hy vọng của nhà trường đặt cả vào chúng tôi. Và thương hiệu lớp I của chúng tôi cũng nổi tiếng một vùng Tam Nông thời bấy giờ.
Theo ngôn ngữ @ thì cả ba năm cấp ba của chúng tôi nằm gọn trong chuỗi tuổi teen, nhưng thời bấy giờ còn lơ tơ mơ lắm. Hồn nhiên trong sáng hay cụ thể hơn là sĩ diện một cách rất thô sơ. Muốn lắm, nhờ các bạn tuyển văn cho chung nhóm bàn về chuyện văn, nhưng điều ấy là hoàn toàn không thể… Bởi lẽ, con trai ai lại đi học văn, với lại nam nhi đại trượng phu mà ngồi nói chuyện với bọn nữ nhi thường tình thì xấu hổ biết nhường nào, mới tưởng tượng một mình đã đỏ mặt rồi.... Đành dặn lòng phải đào sâu chôn chặt những ước mơ…
Bỗng đâu tiếng ve nồng nàn trên cành phượng vĩ, thức tỉnh tâm hồn tôi một người con xa sứ, xa quê, xa mái trường Tam Nông yêu dấu. Thấm thoắt thời gian trôi đi dập dờn không thương tiếc… mới đó đã qua tròn phần tư thế kỷ. Cái ngày chúng tôi tiễn biệt mái trường thân yêu và chia xa tổ ấm Lớp I là mùa hè năm chín mốt. Ôi nhớ làm sao những phút giây, cái không gian ngập tràn trong nức nở tiếng ve, cái khoảng khắc chan chứa tình với những nụ cười tươi nhạt nhòa nước mắt...
Hoài niệm thuở học trò… tôi viết những dòng này từ trong ký ức; rất mong rằng các bạn tuyển văn đừng cười tôi nhiều đấy nhé. Và cuối cùng là lời trân trọng kính gửi tới các thầy cô giáo, những người đưa đò thầm lặng lời tri ân công đức đã dày công chỉ dạy chúng con!
Tác giả Đặng Thanh Bình (trái) cùng bạn lớp trưởng lớp I, năm 1991
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
- Dẫn lối cho người sống xanh
- "Đủ duyên ta lại tương phùng"
- Vầng trăng soi những phận người
- Nét riêng ngày Tết miền Trung
- Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
- "Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
- "Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.