»

Thứ năm, 31/10/2024, 00:20:51 AM (GMT+7)

Triển lãm tranh sơn mài "Thiên nhiên - hoài niệm"

(21:08:24 PM 05/06/2017)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội - L’Espace giới thiệu Triển lãm tranh sơn mài "Thiên nhiên – hoài niệm" của 3 nghệ sỹ Đặng Thu Hương, Lý Trực Sơn, Nguyễn Thị Quế.

Triển[-]lãm[-]tranh[-]sơn[-]mài[-]"Thiên[-]nhiên[-]–[-]hoài[-]niệm"[-]

Khai mạc triển lãm: Thứ 6, 09.06 - 18h00
Triển lãm : 09.06 > 23.07.2017 

Sảnh triển lãm Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

 
Tranh vẽ sơn mài có khởi nguyên từ các bậc thầy ở trường Mỹ thuật Đông Dương vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Từ nhựa cây sơn, một thổ sản quý của thiên nhiên đất Việt, từ nghề sơn truyền thống, một nghề cổ có tuổi rất sâu trong văn hóa Việt, khi gặp gỡ với tư duy mỹ học hiện đại đến từ phương Tây, đã làm phát sinh ra hội họa sơn mài. Trong gần một thế kỷ tồn tại và phát triển, với đóng góp bằng tài năng và lao động nghệ thuật của nhiều thế hệ họa sỹ, tranh sơn mài Việt Nam đã trở thành một giá trị nghệ thuật được thế giới ghi nhận và quan tâm sâu sắc.
 
Vẽ tranh sơn mài là một kỹ nghệ xa xỉ về chất liệu (vàng, bạc, màu quặng quý…) và rất công phu, tỷ mẩn trong các công đoạn thể hiện (vẽ, dát vàng, bạc, phủ sơn nhiều lớp, mài nước nhiều lần, đánh bóng bằng tay…). Nhựa sơn ta là một chất liệu quý cho những hiệu ứng màu rất độc đáo, rất Á Đông, có độ bền dai dẳng với thời gian. Sơn ta lại rất đỏng đảnh với thời tiết (khô trong độ ẩm rất cao, dễ phá màu khi bị thay đổi nhiệt độ) và rất khó chịu với người sử dụng (gây dị ứng thường xuyên, thậm chí bỏng). 
 
Sáng tác tranh sơn mài đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự bền bỉ trong cảm xúc và sự kiên nhẫn trong lao động nghệ thuật. Bức tranh sơn mài được vẽ trong nhiều tháng và được hoàn thiện trong nhiều năm.
 
"Thiên nhiên – hoài niệm" là triển lãm tranh sơn mài của 3 họa sỹ Lý Trực Sơn, Đặng Thu Hương và Nguyễn Thị Quế. Họ là những người bạn đồng môn khi học ở trường Mỹ thuật Việt Nam vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Từ nhiều chục năm nay, họ lặng lẽ sáng tác những tác phẩm sơn mài bằng chất liệu sơn ta trong tinh thần mà họ đã tiếp thu được từ những bậc thầy xưa. Họ tìm về chất liệu đầy thách thức này để thực hành hội họa với những lẽ riêng và những nỗi riêng của mình.

Triển lãm tranh sơn mài "Thiên nhiên – hoài niệm"

Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thị Quế

 

Họa sĩ Đặng Thu Hương quê gốc ở phủ Lâm Thao, đất Phú Thọ, là vùng đất cổ trồng loại cây sơn cho tên gọi là sơn ta. Gia đình bà trong nhiều thế hệ trước đã từng có những quả đồi trồng sơn, làm nghề khai thác loại thổ sản này. Tranh sáng tác của bà chỉ có một đề tài duy nhất là hoa trong tự nhiên. Về sắc độ, Đặng Thu Hương chỉ dùng mấy màu cơ bản của sơn mài truyền thống : vàng, đỏ, đen, trắng vỏ trứng, nâu cánh gián… Tranh sáng tác của bà trông nghiêm cẩn như làm lễ tôn vinh cho nghề cổ, đầy sang trọng, lộng lẫy nhưng kín đáo, âm thầm như một lời gọi nhớ về cõi xưa.
 
Lý Trực Sơn là họa sỹ thuận tay trong rất nhiều chất liệu : màu nước, sơn dầu, giấy dó… Thậm chí ông còn chế những loại màu thảo mộc bằng hoa cỏ để làm hội họa. Ông tìm lại sơn mài sau một cuộc viễn du trên nhiều miền phong cách, để sáng tác một loạt tranh khổ lớn. Luôn tuân thủ những quy tắc làm màu của nghề sơn nhưng Lý Trực Sơn đã sáng tạo trong sơn mài của mình một bảng màu có sắc độ vượt ra khỏi biên giới của thẩm mỹ Á Đông (các màu xanh lá mạ, hồng cánh sen, xanh cánh chả, màu lam ngọc, màu ghi bạc…). Trong tranh của ông như thấp thoáng hơi thở của các bậc thầy thời tiền Phục hưng ở nước Ý. Phải chăng bố cục lạ chia tranh ra làm ba mảng sắc độ là muốn nói đến các tầng của ký ức con người và sự quyến rũ đầy tính tâm linh của sắc màu là để mong người ta nhớ lại những gì mà hiện tại đã trót bỏ quên. 
 
Là bạn học của Đặng Thu Hương và bạn đời của Lý Trực Sơn, họa sĩ Nguyễn Thị Quế từ lâu đã chọn cho mình một lối vẽ tranh sơn mài đơn giản mà chặt chẽ, ấn tượng. Sơn mài của Nguyễn Thị Quế là những bông hoa được sắp đặt trong bố cục tĩnh vật. Ở đây không có thiên nhiên tự nhiên mà chỉ có hội họa, không có sự phức tạp của quá khứ cũng như những ám ảnh của hồi ức mà chỉ có sự tĩnh lặng của tâm hồn. Bà nâng niu, tô điểm từng cánh hoa sen, công phu tỉa tót từng đường gân của tàu lá chuối, từng đám nhụy của hoa mẫu đơn. Như một người thợ làm vườn cần mẫn, họa sỹ Nguyễn Thị Quế chăm sóc bằng cái đẹp của hội họa sơn mài cho những loài hoa Việt. 
 
Quyến luyến với chất sơn ta đầy biểu cảm, bằng lao động nghệ thuật và bằng tư duy mỹ thuật, ba họa sĩ chọn sáng tác sơn mài để thể hiện bản sắc hội họa của mình. Họ tiếp bước đường của các bậc thầy xưa khi nghĩ ra công thức cho hội họa sơn mài : nơi gặp gỡ của tinh thần phương Đông với những xúc cảm mỹ học của thế giới ngày hôm nay.
Nguyễn Thị Hồng, Trung tâm Văn hóa Pháp – L’Espace
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Triển lãm tranh sơn mài "Thiên nhiên - hoài niệm"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI