Cộng đồng » Cửa sổ tâm hồn
Bên kia sông Đuống
(16:50:27 PM 22/08/2011)
Minh họa: Văn Nguyễn
Lần đầu tiên tôi được ra miền Bắc thăm quê bạn. Được đi qua và ngắm dòng sông Đuống, dòng sông êm đềm như thơ.
Sông Đuống hiền hòa. Nước trong veo, thảnh thơi uốn lượn quanh những dải ngô non xanh mơn mởn. Thi sỹ Hoàng Cầm đã từng thốt lên “ Em ơi buồn làm chi/Anh sẽ đưa em về bên kia sông Đuống/ …”
Sông lấp lánh ánh bạc khi mặt trời soi xuống, lung linh huyền ảo. Gió thổi mát rượi, thơm ngát hương ngô, hương cỏ non, phù sa, ruộng đồng huây hoai. Trên cánh đồng cỏ non xanh, những em bé gương mặt hiền hòa, sáng sủa ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, trò chuyện với nhau râm ran.
Xa xa, các mẹ, các chị ra đồng nhổ cỏ, khung cảnh bình yên như một bức tranh. Trong sân, đàn gà con ríu rít nép vào chân mẹ, trốn lão diều hâu đang xoi mói bay lượn trên trời.
Tôi được tận mắt nhìn thấy bến đò ven sông, bình yên sen nở, nơi liền anh liền chị hát quan họ. (Quê tôi chỉ có bến sông cho dàn đờn ca tài tử và cải lương). Tĩnh lặng, rêu phong, ẩn hiện bình yên sông nước, xung quanh là làng mạc, cây trái xanh tươi, con người hiền hòa …
Tôi được nhìn thấy hoa Xoan trắng nở bung từng chùm xinh xắn, hương thơm nồng (miền Nam không có); được ăn xôi trứng kiến béo ngậy mẹ bạn nấu. Được hít thở không khí trong lành giữa “bao la đồi nương” như trong bài “Thu hát cho người” của Vũ Đức Sao Biển.
Không gian trong trẻo như vậy, tình yêu đôi lứa thăng hoa thành những giai điệu, cung bậc tha thiết “Anh vẫn chờ em, dưới gốc si già ấy, để hái cho người một đóa đẫm tương tư... Ta vẫn chờ em trong bao la đồi nương…” những khoảnh khắc của tình yêu sẽ trường tồn vĩnh cửu trên cuộc đời này.
Tôi nhớ cô bé tuổi mười lăm, quần xắn cao để lộ bắp chân trần trắng muốt trong cái lạnh buổi sáng sớm, đang miệt mài vớt những cây bèo (lục bình) trong ao, nhoẻn miệng cười xinh tươi với hàng răng trắng đều tăm tắp. Em không biết rằng ở ngoài kia, nơi cách đó hai mươi cây số, phố phường sầm uất, cuộc sống hiện đại chóng mặt. Tôi đọc thấy trong em sự sáng trong nguyên vẹn, em nhặt ra những chú ốc bươu béo tròn, chắc nịch ra khỏi đám bèo “cho vịt ăn chị ạ”.
Theo chân cô bé bước vào căn nhà nhỏ được xây bằng gạch lâu đời. Dấu vết thời gian phủ lên màu xanh đen loang lổ. Trong nhà không có gì đáng giá ngoài bộ bàn ghế cũ kỹ, ban thờ nhỏ treo giữa nhà. Người mẹ trạc 50 tuổi mệt mỏi nằm thiêm thiếp trên chiếc giường gỗ nhạt màu thời gian. “Mẹ em bị liệt ba năm nay rồi” - cô bé nhìn mẹ với cặp âu yếm, đượm buồn trĩu nặng thương yêu.
Ngoài sân, dâu chặt thành từng đống cao chất đầy, lá rụng hết, chỉ còn trơ lại cành. Những chồi non xanh đang nhú mầm chi chít. Ra giêng, những cành dâu này sẽ được cắm xuống đất, hồi sinh cho một đợt tằm mới…
Bao nhiêu cuộc đời, bao nhiêu tuổi thơ gắn liền với dòng sông kỷ niệm. Những ngày nắng nóng, trẻ con ra tắm sông mát rượi quên cả về nấu cơm. Những ngày mùa đông chăn trâu lạnh cóng, rủ nhau đi tìm những củ khoai còn sót lại trên cánh đồng sau thu hoạch, nướng khoai, nướng bắp, ăn ngon hơn bất cứ thứ gì trên đời. Những buổi trưa bêu đầu trần đi bắt cào cào châu chấu, đi tìm tổ diều hâu…
Sau này không bao giờ có lại cảm giác như vậy nữa dù kinh tế đủ đầy.
Kỷ niệm còn nguyên trong ký ức. Có ai biết trong những cậu bé đen nhẻm ngày xưa ấy, giờ đã thành chàng trai khôi ngô, đầy tri thức và thành công trong cuộc đời. Hơn thế nữa, ở thành phố Sài Gòn diễm lệ, nhưng trái tim anh vẫn đau đáu nhớ về cội nguồn, nơi dòng sông tuổi thơ qua.
Bây giờ tôi mới hiểu tại sao năm nào bạn tôi cũng thu xếp về quê, khi góp tiền sơn sửa cổng đình, khi đắp con đường đất cao hơn, khi tặng tiền cho các cụ xây lại những ngôi nhà cũ kỹ lâu đời, nhỏ bé như trong cổ tích. Những ngôi nhà mang dấu vết tháng năm qua…
Thời gian cứ phôi pha, nhưng những trái tim nhân hậu sẽ còn mãi, hát mãi cùng dòng sông.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
-
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
-
Dẫn lối cho người sống xanh
-
"Đủ duyên ta lại tương phùng"
-
Vầng trăng soi những phận người
-
Nét riêng ngày Tết miền Trung
-
Hãy "Gieo hạt mầm tử tế" và nuôi dưỡng "Những chồi non hi vọng"
-
"Vượt qua dông bão" bạn sẽ nhìn thấy "Nắng ấm sau mưa"
-
"Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng cho hàng triệu người
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)