Thứ hai, 24/02/2025, 08:37:33 AM (GMT+7)

Xóm không điện giữa Sài Gòn

(11:57:07 AM 07/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Điện lực đòi các hộ phải có giấy cam kết “trả điện kế khi bị giải tỏa” nhưng phường không đồng ý chứng.

 

Xóm này ở khu vực ấp Voi, phường 15, quận Gò Vấp (TP.HCM) và cảnh tù mù diễn ra hơn 10 năm nay.
 
Ông Nguyễn Văn Biên (77/85/9 tổ 61, KP 8) cho biết: Do nhà ông không có điện nên ông phải câu nhờ điện của người chủ đất cũ với giá 3.000 đồng/kW. Giá cao vậy nhưng ngặt nỗi điện rất yếu. Gia đình ông chỉ dám xài bóng đèn thắp sáng và tivi; muốn dùng máy bơm để bơm nước từ giếng lên thì phải đợi lúc nửa đêm khi điện mạnh.
 
Do câu điện tạm nên các hộ chỉ mở tivi vào những giờ nhất định. Ảnh: T.NHÂN
 
Cũng giống như ông Biên, cả khu phố với khoảng 70 hộ dân chỉ xài gói gọn vài bóng đèn và một tivi. “Nhiều lúc con cái học hành cần xài máy tính nhưng điện chập chờn kiểu này đành bó tay. Ở TP mà điện còn tệ hơn cả ở quê” - bà Trần Thị Lan than thở.
 
Ông Nguyễn Văn Hùng kể: “Năm 2000, tôi cùng ba người em mua đất bằng giấy tay của người dân địa phương rồi xây nhà ở cho tới nay. Do đất nằm trong khu quy hoạch cây xanh nên chúng tôi không làm được giấy tờ và phải câu điện nhờ từ một hộ ở lâu năm nhà cách đây hơn 100 m. Đã nhiều lần chúng tôi nộp hồ sơ xin gắn đồng hồ điện nhưng đều không được giải quyết. Phường thì đổ cho cơ quan điện lực, còn điện lực lại đổ cho phường”.
 
Theo tìm hiểu của PV, với đề nghị cung cấp điện nêu trên, Công ty Điện lực Gò Vấp yêu cầu khách hàng phải có các điều kiện như nhà cửa ổn định, có hộ khẩu hoặc sổ tạm trú… Đồng thời, các hộ còn phải làm giấy cam kết có xác nhận của UBND phường về việc “nếu có giải tỏa thì công ty sẽ thu hồi điện kế, thanh lý hợp đồng mua bán điện”. Thế nhưng viện lý do không có chức năng, quyền hạn xác nhận như thế nên UBND phường đã từ chối giải quyết.
 
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thành Phát, Phó Chủ tịch UBND phường 15, nói: “Phường chúng tôi đã có công văn trả lời với Công ty Điện lực Gò Vấp rằng khu vực ấp Voi là khu quy hoạch cây xanh có quyết định phê duyệt của UBND TP từ năm 1998. Hiện nay các cơ quan chức năng đang xin ý kiến về việc thực hiện quy hoạch. Riêng đề nghị của điện lực về việc UBND phường xác nhận cam kết của người dân trong việc cung cấp điện thì phường không thể làm vì sai quy định. Nếu các hộ đã đủ điều kiện mua điện thì điện lực cứ bán điện cho họ chứ không cần cam kết đó”.
 
Ông Mai Thanh Tâm, Giám đốc Công ty Điện lực Gò Vấp, thông tin: “Đúng là giữa công ty với UBND phường 15 chưa có sự thống nhất về thủ tục cung cấp điện. Mới đây, công ty tiếp tục gửi văn bản đến UBND phường 15 để thông báo sẽ gắn điện kế cho các hộ dân với điều kiện phải có cam kết nhưng giấy này dân tự làm chứ không cần phường xác nhận. Hiện công ty đã gắn điện kế miễn phí cho 24 hộ và đang xem xét để giải quyết tiếp cho những hộ còn lại”.

 Phải tự mua dây đồng để câu điện

 
Ba, bốn năm nay, nhiều hộ dân mua đất cất nhà trong khu dân cư Viet - Sing (khu vực gần đường D33, phường An Phú, thị xã Thuận An, Bình Dương) do Công ty Becamex làm chủ đầu tư phải sống trong cảnh tù mù vì hệ thống điện chưa hoàn chỉnh. Các hộ này phải tự bỏ tiền mua dây đồng để câu điện từ ngã tư đường D1 - D33 về nhà họ cách đó 500-1.000 m.
 
Chị Nguyễn Kim Cương (nhà 94 đường D33) than thở: “Do câu tạm nên điện luôn trong tình trạng yếu, điện năng bị hao hụt xài ít phải trả tiền nhiều. Thỉnh thoảng, dây đồng lại bị những đối tượng trộm cắp cắt, chúng tôi lại phải bỏ ra một vài triệu đồng để câu lại. Máy giặt, máy lạnh, máy bơm nước… hiếm khi sử dụng được thậm chí bóng đèn chiếu sáng cũng khi tỏ khi mờ”.
 
Chỉ vào đường dây điện được chủ đầu tư trồng cột để kéo dây điện vào cuối năm ngoái, anh Phạm Đức Thắng nói: “Chúng tôi khiếu nại nhiều lần thì chủ đầu tư mới cho thi công hệ thống này nhưng đến giờ chúng tôi vẫn chưa có điện xài”.
 
Ông Trương Minh Thi, Trưởng phòng Kinh doanh - Công ty Điện lực Thuận An, giải thích: “Do chủ đầu tư chưa chính thức bàn giao nên công ty chưa thể lắp mới hoặc dời đồng hồ điện cho các hộ dân ở khu vực trên”. Tuy nhiên, theo bộ phận phụ trách điện của Công ty Becamex, thông thường khi hệ thống điện được nghiệm thu, đóng điện thì hai bên sẽ tiến hành bàn giao tạm thời để ngành điện vận hành khai thác. Đến khi toàn bộ dự án được hoàn thành thì chủ đầu tư mới bàn giao chính thức. Chủ đầu tư sẽ trao đổi với công ty điện lực để thống nhất cách giải quyết cho bà con.

 

K.PHỤNG - T.NHÂN (Pháp luật)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xóm không điện giữa Sài Gòn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI