Thứ năm, 23/01/2025, 18:27:04 PM (GMT+7)

Tổng kết dự án tuyến đường thí điểm phân loại rác tại hộ gia đình

(11:54:50 AM 17/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Sau 4 tuần tiến hành thí điểm phân loại rác tại hộ gia đình trên tuyến đường Độc Lập, Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với công ty TNHH MTV Môi Trường Đô thị TPHCM sẽ tổ chức buổi tổng kết hoạt động vào sáng ngày 18/01/2014 tại UBND phường Tân Thành, quận Tân Phú. Bên cạnh các hộ dân và các Tuyên truyền viên được tuyên dương khen thưởng, đây còn là buổi rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho việc nhân rộng mô hình này trên khắp thành phố.


Phân loại rác- Thay đổi một thói quen cũ - Ảnh minh họa IE

 

Đại diện Ban tổ chức cho biết, phát triển kinh tế không gắn liền với việc quan tâm đúng mức đến môi trường đã và đang khiến cho môi trường TPHCM ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Xuất phát từ thực tế đó, từ năm 2011, TPHCM đã xác định giảm thiểu ô nhiễm môi trường thành một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của thành phố giai đoạn từ 2011-1015. Song song đó, các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường chưa được đầu tư đồng bộ và triển khai rộng rãi. Công tác bảo vệ môi trường không chỉ do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện mà rất cần có sự chung tay bảo vệ, đóng góp của cộng đồng, tố chức, cá nhân và các doanh nghiệp.


Đứng trước nhu cầu cấp bách đó, các chiến dịch, hoạt động kêu gọi chung tay bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng diễn ra khá sôi nổi. Tuy nhiên, kết quả thu được vẫn còn nhiều hạn chế, các hoạt động chỉ mới chủ yếu tập trung vận động người dân có ý thức không xả rác bừa bãi. Về phía các đơn vị nhà nước thì đơn phương đầu tư cơ sở hạ tầng hệ thống xử lý chất thải nhưng tuổi thọ cũng như hiệu quả xử lý của các công trình này không cao do thiếu sự hợp tác, liên kết chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân và nhất là cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, những dự án, chương trình tuy có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng nhưng vẫn không được duy trì thành hệ thống, không xây dựng trên những tiêu chí rõ ràng dẫn đến sức bền của dự án cũng không có tính chất lâu dài, bền vững.


Từ thực tế trên, rất cần phải xây dựng được những khu phố xanh hoàn thiện điển hình làm mẫu để nhân rộng ra trên toàn khu vực dân cư trên địa bàn thành phố chưa được thực hiện. Theo đó, khu phố xanh phải được xây dựng những tiêu chí mẫu cụ thể và thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp, phương tiện thông tin truyền thông và cơ quan chức năng. Cộng đồng sẽ đóng vai trò gìn giữ và phát huy mô hình khu phố xanh đó. Đồng thời, kết hợp tuyên truyền, vận động người dân ngày càng nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường, từng bước tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhằm thay đổi hành vi, ý thức của cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ môi trường, thay đổi những phong tục, tập quán lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Trong đó, việc phân loại chất thải rắn tại nguồn sẽ góp phần làm giảm chi phí vận chuyển và diện tích đất chôn lấp; giảm được gánh nặng chi phí trong việc xử lý nước rỉ rác, xử lý mùi cũng như các tác động tiêu cực khác đến môi trường - hiện đang là một vấn đề môi trường nan giải ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.


Sau khi tiến hành thí điểm vận động các hộ gia đình thực hiện phân loại rác tại nguồn, đã thu được những hiệu quả đáng khích lệ với 90% số hộ cam kết thực hiện lâu dài và 60% trong số đó thực hiện phân loại tốt trong thời gian vừa qua. Mong rằng những người dân có mặt tại đây, sẽ tiếp tục duy trì hoạt động này, góp phần cải thiện chất lượng môi trường sống cũng như bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và những thành viên trong gia đình chúng ta.

Dự án Khu phố xanh được thực hiện tại Tuyến đường Độc Lập, phường Tân Thành, quận Tân Phú: xuyên suốt 1 phường, gồm 5 khu phố có 16 tổ dân phố với 237 hộ. Dự án tập trung vào hoạt động vận động, tuyên truyền cộng đồng cam kết thực hiện phân loại rác thải hộ gia đình thành 2 loại: hữu cơ và vô cơ. Ban tổ chức dự án sẽ phát tặng 02 loại túi nilon cho hộ gia đình.

Theo đó:


1.    Túi màu xanh chứa các chất thải hữu cơ dùng làm phân compost:


+ Rác vườn: nhánh cây, hoa quả, cỏ, gỗ có kích thước nhỏ…


+ Rác thực phẩm: thức ăn thừa, bánh kẹo, thực phẩm từ sữa (bơ, phô mai)…


+ Giấy vụn, khăn giấy, giấy vệ sinh…


+ Nếu bao ni lông đựng thực phẩm thì đổ thực phẩm vào thùng xanh sau đó cho bao ni lông vào túi ni lông màu vàng.


2.    Túi màu vàng chứa các chất thải vô cơ và chất thải khác:


+ Bao bì nhựa: chai nhựa, hộp nhựa …


+ Giấy: giấy báo, giấy cac tông, giấy văn phòng (lưu ý giấy vụn, khăn giấy, giấy vệ sinh cho vào thùng xanh).


+ Hộp giấy đựng thực phẩm: hộp sữa, hộp nước ép…


+ Bao bì kim loại: lon nước ngọt, bia, nước trái cây, đồ hộp, chai xịt nước hoa…


+ Thủy tinh: các chai lọ, ly, dĩa thủy tinh…


+ Đồ sành sứ, bao ni lông…'


+ Bụi, tro, gạch, đất, cát...


+ Các chất thải khác


3.    Toàn bộ chất thải rắn (chất thải hữu cơ, vô cơ, chất thải khác) sau khi được phân loại, sẽ được Công ty TNHH Một thành viên MTĐT thu gom riêng biệt bằng các thiết bị, phương tiện riêng biệt và xử lý bằng các phương pháp sau:


+ Chất thải hữu cơ sẽ được chuyển đi làm phân compost.


+ Chất thải vô cơ, chất thải khác được phân loại tại trạm trung chuyển số 01 Tống Văn Trân của Công ty; thành phần chất thải vô cơ tái sinh, tái chế được sẽ sử dụng để tái chế; thành phần vô cơ không tái chế được sẽ đưa đi xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh; chất thải còn lại được xử lý bằng phương pháp đốt hoặc hóa rắn chôn lấp an toàn.   


 Lực lượng tình nguyện viên thực hiện tuyên truyền của dự án sẽ phối hợp với thanh niên địa phương và tham gia các lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường trong phân loại rác tại nguồn, về quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Từ đó, dùng kiến thức đã tiếp nhận để tuyên tuyền  nâng cao ý thức người dân trong việc gìn giữ cơ sở hạ tầng hệ thống thu gom rác thải tại địa phương. Trong 2 tuần đầu, người dần sẽ được tuyên truyền nhắc lại về việc phân loại rác, 2 tuần tiếp theo sẽ có sự giám sát thực hiện từ phía TNV, và đánh giá kết quả khách quan từ đơn vị thu gom rác. Các hoạt động tuyên truyền vận động được thực hiện vào 2 ngày cuối tuần để đảm bảo chủ hộ có mặt và tiếp thu thông tin hiệu quả.

THANH NGÂN/TMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tổng kết dự án tuyến đường thí điểm phân loại rác tại hộ gia đình

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI