Thứ tư, 22/01/2025, 17:03:36 PM (GMT+7)

Tích cực tuyên truyền xóa bỏ hủ tục ở huyện vùng cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

(07:50:08 AM 04/12/2014)
(Tin Môi Trường) - Phước Sơn là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam với dân số khoảng 25.000 người gồm 15 dân tộc anh em cùng sinh sống. Tại một số nơi trên địa bàn huyện, đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Trước thực trạng trên, lực lượng thanh niên trên địa bàn huyện đang tích cực đi tiên phong trong việc xây dựng nếp sống mới, gắn việc xóa bỏ các hủ tục lạc hậu với việc bảo tồn văn hóa truyền thống.

Tích[-]cực[-]tuyên[-]truyền[-]xóa[-]bỏ[-]hủ[-]tục[-]ở[-]huyện[-]vùng[-]cao[-]Phước[-]Sơn,[-]tỉnh[-]Quãng[-]Nam

Ảnh: TL

 

Do địa hình đi lại cách trở, đồng bào dân tộc ở huyện Phước Sơn vẫn còn giữ nhiều hủ tục lạc hậu. Tại xã Phước Lộc và xã Phước Thành, nhiều phụ nữ người Bhnoong không được sinh con trong nhà mà phải sinh con trong chòi ở ngoài bìa rừng, sau 10 ngày mới được vào nhà hay hủ tục khi sinh con ra mà người mẹ chết thì người con cũng bị chôn theo. Rồi người Giẻ Triêng có hủ tục “củi bắt chồng” tức là để cưới chồng thì cô dâu và người thân trong gia đình phải vào rừng lấy 100 bó củi đem về nhà chồng. Trước đây những bó củi này thường là những cây gỗ tạp nhưng bây giờ bà con thường đốn những cây gỗ to, quý như cây ươi, cây sến…, mỗi bó củi có trọng lượng tới 70kg và coi đó như “của hồi môn” của cô gái khi về nhà chồng. Hoặc ở nhiều bản làng, khi có người bị đau ốm họ không đi bệnh viện để khám và điều trị mà nhờ thầy cúng về nhà làm lễ để cầu mong chữa khỏi bệnh…


Theo anh Hồ Văn Điền - Phó Bí thư Huyện Đoàn Phước Sơn, để làm thay đổi suy nghĩ của bà con không thể một sớm một chiều, nhất là khi đã ăn sâu vào tiềm thức của bà con mà theo họ nếu thay đổi sẽ giống như làm một việc sai trái và sẽ gặp điều không may. Để từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu này, Đoàn thanh niên huyện Phước Sơn đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành đặc biệt là cán bộ thôn bản vận động tuyên truyền đến người dân thông qua việc lồng ghép vào các buổi sinh hoạt thôn, những ngày lễ hội, ngày đại đoàn kết toàn dân. Trong những đợt tình nguyện của lực lượng đoàn viên thanh niên trong huyện xuống các xã vùng sâu, vùng xa cũng luôn gắn việc làm tình nguyện với công tác tuyên truyền. Vào thứ 7 hàng tuần, huyện Đoàn Phước Sơn phối hợp với Đài truyền thanh - truyền hình huyện thực hiện chuyên mục thanh niên với thời lượng 15 phút để giới thiệu về những bản làng đang xây dựng nếp sống văn hóa mới, xóa bỏ những hủ tục. Những chi đoàn tại cơ sở cũng là hạt nhân để tập hợp và vận động thanh niên thực hiện nếp sống mới. Chính những việc làm cụ thể, thiết thực của các thanh niên dân tộc thiểu số đã tạo sức lan tỏa lớn để các em nhỏ học tập, người già trong thôn bản thấy được những hủ tục đó không còn phù hợp cần phải xóa bỏ để mọi người có cuộc sống tốt hơn.


Bên cạnh sự tham gia tích cực của lực lượng thanh niên, sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của huyện Phước Sơn về điện, đường, trường, trạm ở các xã đang góp phần đẩy lùi những hủ tục lạc hậu tại các bản làng. Hiện 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phước Sơn đều có trạm y tế kiên cố, tất cả các thôn đều có nhân viên y tế; bình quân 1.000 dân có 1 bác sĩ, hàng năm có khoảng 55.000 lượt người được khám chữa bệnh. Hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn đang từng bước được rải nhựa và bê tông hóa. 93% số hộ dân của huyện được sử dụng điện lưới quốc gia, 95% cụm dân cư có công trình nước sinh hoạt, 11 xã thị trấn có trạm truyền thanh không dây… Huyện Phước Sơn cũng hoàn thành việc xây dựng 66 nhà làng truyền thống, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.


Là chủ nhân tương lai của những bản làng vùng cao, lực lượng thanh niên dân tộc thiểu số huyện Phước Sơn đang mạnh dạn, kiên trì đấu tranh xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, đến nay những hủ tục trên đã giảm rõ rệt trong đời sống của đồng bào nơi đây. Huyện Phước Sơn hiện nay có 33 khu dân cư văn hóa, 79 tổ đoàn kết xuất sắc, hơn 4.700 hộ đạt gia đình văn hóa trong đó phần lớn là hộ gia đình người dân tộc thiểu số.

Đỗ Trưởng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tích cực tuyên truyền xóa bỏ hủ tục ở huyện vùng cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI