Cộng đồng
Thất nghiệp, cử nhân đứng đường hát rong
(15:34:55 PM 25/06/2012)
"Hát rong bán kẹo cao su" đang là nghề thu hút khá nhiều thanh niên tỉnh lẻ, kể cả sinh viên và cử nhân thất nghiệp.
"Hôm đó là một buổi chiều mưa, có một chàng kỹ sư tin học nhờ chúng mình hát vài bài tình ca giúp cậu ta cầu hôn bạn gái - một cô giáo dạy trẻ xinh đẹp. Lễ cầu hôn diễn ra vào đúng thời điểm tan tầm, người qua lại rất đông hết sức hò reo, cổ vũ. Đáng nhớ nhất là hình ảnh 60 đứa trẻ học sinh của cô giáo kia cứ tròn xoe mắt thích thú. Màn cầu hôn diễn ra tốt đẹp đến nỗi chỉ sau đó ít phút chàng trai không kìm được sung sướng đã nhắn tin 'tôi hạnh phúc quá ông ạ!", Toàn nhớ lại.
Sau khi giúp chàng trai kia "thay lời muốn nói" với người vợ tương lai, nhóm của Toàn được trả thù lao 200.000 đồng. Dù là người hát chính trong nhóm, Toàn vẫn chia đều số tiền đó với hai người bạn đồng hành của mình.
Nhìn mái tóc vàng, rối và cả khuôn mặt “quê kiểng” của cậu, ít ai biết Toàn từng là sinh viên. Cậu kể: “Mình 24 tuổi, quê Thanh Hóa. Trước đây, mình học Đại học Hàng hải (Hải Phòng). Ra trường từ năm ngoái nhưng không xin được việc, mình vất vưởng trên Hà Nội, đi hát ở phòng trà, quán bar. Mấy tháng nay, mình lập nhóm đi hát rong cho đỡ buồn”.
Theo Toàn, từ nhỏ cậu đã có năng khiếu ca hát. Cậu có thể hát tất cả các thể loại từ nhạc trẻ, trữ tình, tiền chiến. Sở dĩ, Toàn chọn nghề hát rong vì vừa có thể thỏa sức ca hát, lại có thời gian đi tìm việc, thu nhập cũng đủ cho một thanh niên ngoại tỉnh như cậu sống ở thủ đô.
|
Một nhóm hát rong "cử nhân" đang hành nghề trên phố Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Phan Dương. |
Cùng nhóm với Toàn, Phương (27 tuổi, Ninh Bình) cũng là một cử nhân Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ra trường từ năm 2008, từng xông pha viết bài ở nhiều nơi nhưng đến nay, cậu lại thất nghiệp.
"Tôi từng làm báo, rồi làm quảng cáo, PR và truyền hình nhưng vẫn không tìm được một công việc ổn định. Gần một năm trước, tôi quen Toàn, có lẽ vì cùng sở thích ca hát mà anh em tôi nhanh chóng kết thân. Chúng tôi góp được 5-6 triệu mua loa, mic rồi cùng nhau đi hát", Phương kể.
Nhờ quen biết rộng, từng trải hơn nên Phương luôn là người mang các mối làm ăn về cho nhóm. Cậu nói: "Chúng tôi không đơn thuần chỉ đi hát rong mà còn chạy sô các đám cưới, sinh nhật, các cuộc liên hoan. Thỉnh thoảng những người bạn cũ cũng giúp tôi hát trong các chương trình truyền hình".
Phương kể rằng cách đây gần 3 tháng, nhóm cậu đi hát giúp trong một chương trình tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. "Dù thù lao chẳng là bao nhưng ba anh em tôi đều thấy vui vì giọng hát của mình được rất nhiều người hưởng ứng".
Cả Toàn, Phương và một cậu em trong nhóm thuê một phòng trọ ở Nhân Mỹ. Hằng ngày cứ 4h chiều, bộ ba đi dọc quảng trường Mỹ Đình, hát theo cảm hứng, có khi là theo yêu cầu của khách, vừa hát, vừa bán thêm phong kẹo cao su. Đây là thời điểm mọi người tan sở, có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và dĩ nhiên dễ “xúc cảm nghệ thuật nên cũng dễ móc hầu bao hơn”.
Góp nhặt từng đồng tiền đủ các mệnh giá, Toàn nhẩm tính hôm nay thu được 500.000 đồng. Đó là số tiền bình quân mà mỗi tối nhóm này kiếm được. "Cũng có hôm chỉ hơn một trăm, có hôm lại được gần cả triệu", Toàn tiết lộ.
Song song với việc đi hát, Toàn và Phương cũng gửi hồ sơ nhiều nơi. "Vài tháng nữa khi kiếm được một công việc trên tàu mình sẽ không đi hát nữa. Anh Phương cũng nói, anh sẽ kiếm một chỗ tốt để làm chứ không thể lông bông thế này mãi được", Toàn dự định.
Khác với Toàn, Nguyễn Văn Trung (25 tuổi, Hải Phòng) - thành viên một nhóm hát có địa bàn hoạt động ở khu vực phố cổ lại xác định sẽ kiếm tiền hoàn toàn bằng nghề hát rong.
"Tôi tốt nghiệp Đại học Công Đoàn, ra trường cũng đủ hai năm. Ngày đó, tôi xin việc vài nơi nhưng không được, sau đi hát rong kiếm sống luôn. Giờ bảo lại đi xin việc chắc tôi không làm được, thà cứ đi hát còn tự tin hơn".
Có lẽ vì vậy mà nhóm Trung hành nghề bài bản, đi hát cả đêm lẫn ngày. 9h sáng, nhóm đã có mặt tại một quán nước trên phố Mã Mây (Hoàn Kiếm). Sau khi ăn sáng, những thanh niên này bắt đầu rong ruổi khắp các ngõ ngách trong phố cổ.
Các cậu chọn những con phố có quán trà tranh, cafe - nơi có nhiều sinh viên và người trí thức ngồi. Qua mỗi quán, Trung thường dừng lại hát vài bài. Nếu có khách yêu cầu, cậu cũng đáp ứng. Trong lúc Trung hát, hai người bạn đồng hành đi vào trong quán mời mua kẹo cao su bằng giọng khéo léo. Hết quán này, các cậu lại đi đến quán khác.
Cứ như vậy, Trung hát đến tận đêm. Cậu nói: "Có ngày, mình tôi hát ba chục bài, có ngày nhiều hơn. Nhiều khi khan cả giọng nhưng vì khách yêu cầu nên cũng vui vẻ đáp ứng. Trước đây, nghề này dễ kiếm tiền hơn nhưng bây giờ khắp Hà Nội có đến 20 gánh hát, mọi người cũng nhàm chán rồi. Ba anh em tôi phải đi cả ngày mới đủ chi phí".
Hai năm đi hát rong cũng giúp Trung nếm trải nhiều vị đắng của nghề. Cậu kể: "Nếu chăm chỉ và may mắn thì mỗi tháng tôi cũng để dư được vài triệu. Tuy nhiên, hiểm nguy trong nghề cũng nhiều như những bài hát tôi từng biểu diễn vậy".
Rồi cậu cho biết nhiều lần đi qua các quán nhậu bị những thanh niên khác lấy lý do ồn ào, hát không hay để gây sự. Nhẹ thì bị đập loa, đài, nặng hơn thì bị đánh, bị cướp tiền... Cũng có khi vô tình xâm phạm vào "địa bàn" của nhóm khác thì lại bị tịch thu hết số tiền vừa kiếm được.
Bản thân nghề hát rong cũng nhiều cạm bẫy. Trung nói nhiều người đi hát cùng cậu dùng tiền kiếm được vào lô đề, bài bạc, ăn chơi không tiết kiệm. "Tôi không như vậy. Tính tôi không chơi bời. Thương mẹ, tháng nào tôi cũng gửi về quê cho mẹ một vài triệu", Trung nói.
"Mẹ không biết tôi đi hát rong. Bà cứ tưởng tôi đang làm nhân sự trong một công ty nhỏ. Tôi vẫn sẽ giấu mẹ chuyện này đến khi có đủ vốn để mở một cửa hàng nhỏ ở quê", Trung dự tính.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.