Thứ hai, 24/02/2025, 00:25:02 AM (GMT+7)

Thanh Hóa: Giải pháp cho người dân vùng có nguy cơ cao về thiên tai

(08:18:43 AM 19/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Thanh Hoá là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai thường xảy ra ở khu vực Duyên hải Trung bộ nhưng với tần suất cao và mức độ ác liệt hơn. Trung bình, hàng năm Thanh Hoá có khoảng 4-5 cơn bão độ bộ vào. Thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra từ năm 2005-2010 trên địa bàn Thanh Hoá đã có 86 người chết và mất tích; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 3.227 tỷ đồng.

 


Thanh Hoá có 53.386 hộ ở 316 xã thuộc 23 huyện, thị đang sống ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai. Trong đó, có 11.713 hộ ở vùng có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất núi; 1.519 hộ ở vùng có nguy cơ về lũ ống, lũ quét và trên 40.000 hộ ở vùng thường xuyên bị ngập lũ. Nhằm ổn định đời sống dân cư trong vùng có nguy cơ cao về thiên tai, tỉnh Thanh Hoá triển khai thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt như: đổi mới phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp và nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng. 


Dựa trên đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu, nguồn lợi và môi trường của từng địa phương, những phương thức sản xuất phù hợp, thuận lợi sẽ được tỉnh Thanh Hoá áp dụng thực hiện nhằm phát huy thế mạnh của các đơn vị, đảm bảo phát triển bền vững. Theo đó, tỉnh tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm, ứng dụng đưa vào sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của các vùng có nguy cơ cao về thiên tai. Tại khu vực các huyện đồng bằng và ven biển, tỉnh chú trọng phát triển các vùng cây trồng hàng hoá tập trung, vùng lúa chất lượng cao, vùng rau quả xuất khẩu, vùng cây công nghiệp hàng năm cho chế biến. Giảm dần các diện tích gieo trồng lúa năng suất thấp để chuyển sang các cây trồng khác có hiệu quả hơn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, tổ chức sản xuất đảm bảo đúng lịch gieo cấy mùa vụ. Sử dụng có hiệu quả các nguồn nước để tưới, tiêu chủ động phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, tỉnh đầu tư phát triển mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở cả 3 vùng mặn, lợ và ngọt. Từng bước đưa nuôi trồng thuỷ sản đi vào chiều sâu, hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng tập trung có hệ thống cấp nước kiên cố ở các huyện ven biển: Quảng Xương, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Nga Sơn. Đa dạng đối tượng nuôi trồng theo nhu cầu của thị trường có giá trị kinh tế cao.

 

Tỉnh cũng khuyến khích các địa phương đầu tư đóng mới, nâng cấp, sửa chữa phương tiện tàu thuyền, trang bị ngư lưới cụ để nâng cao hiệu quả đánh bắt, khai thác trên biển. Phát triển xây dựng mô hình tổ, đội khai thác, mô hình liên kết hợp tác từ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến. Ở vùng núi, tỉnh tổ chức phát triển rừng theo hướng đa mục tiêu, kết hợp có hiệu quả giữa rừng phòng hộ, rừng đặc dụng với kinh tế, tập trung khoanh nuôi rừng phòng hộ đầu nguồn, quản lý tốt rừng phòng hộ. Đẩy mạnh công tác bảo vệ và quản lý rừng, tiến hành trồng mới lại nhiều diện tích rừng bị tàn phá, đồng thời giao rừng cho các hộ dân để quản lý và khai thác. Ưu tiên trồng các loại cây có thế mạnh, như cây luồng tại các huyện miền núi như Cẩm Thuỷ, Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hoá, Như Xuân, Lang Chánh... để giúp người dân xoá đói giảm nghèo và phát triển bền vững. 


Trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc các vùng có nguy cơ cao về thiên tai, tỉnh ưu tiên lựa chọn các công trình phù hợp, thích ứng với điều kiện mưa lũ ở từng khu vực để thiết kế và thi công đảm bảo tiêu chuẩn kiên cố, đặc biệt là các trụ sở, trường học, bệnh viện, công trình phúc lợi sẽ là nơi sơ tán dân khi cần thiết. Tỉnh cũng đầu tư xây dựng một số công trình kè chống sạt lở bờ sông, bờ suối trọng điểm bảo vệ các khu dân cư tập trung, các thị trấn, thị tứ để đảm bảo an toàn cho nhân dân. Tỉnh cũng ưu tiên xây dựng các công trình cộng đồng đa năng để ứng phó kịp thời khi có sự cố thiên tai xảy ra. Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng tránh và đối phó với thiên tai cho nhân dân hiểu biết về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất để người daan chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời khi thiên tai mới xảy ra. Đồng thời đầu tư nâng cấp, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đài, trạm thông tin liên lạc để có thể thông báo kịp thời ứng phó với các cơn bão, sóng thần, các tai nạn rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn, tăng cường bảo vệ, hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển và chính quyền địa phương chủ động đối phó đặc biệt là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa... 


Thanh Hoá là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai thường xảy ra ở khu vực Duyên hải Trung bộ nhưng với tần suất cao và mức độ ác liệt hơn. Trung bình, hàng năn Thanh Hoá có khoảng 4-5 cơn bão độ bộ vào. Thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra từ năm 2005-2010 trên địa bàn Thanh Hoá đã có 86 người chết và mất tích; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 3.227 tỷ đồng.

Nguyễn Mai Hương
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thanh Hóa: Giải pháp cho người dân vùng có nguy cơ cao về thiên tai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI