Thứ ba, 25/02/2025, 00:05:25 AM (GMT+7)

Tập huấn ảnh hưởng của đốt ngoài trời tới môi trường và sức khỏe cộng đồng

(21:42:59 PM 16/09/2016)
(Tin Môi Trường) - Trước những vấn đề đó, ngày 16/9, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Tổng cục Môi trường đã tổ chức khóa tập huấn “Ảnh hưởng của đốt ngoài trời tới môi trường và sức khỏe cộng đồng” dành cho đối tượng là cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Với sự tham gia từ các cơ quan, đơn vị, Bộ, ban ngành về môi trường, sức khỏe môi trường.

Tập[-]huấn[-]ảnh[-]hưởng[-]của[-]đốt[-]ngoài[-]trời[-]tới[-]môi[-]trường[-]và[-]sức[-]khỏe[-]cộng[-]đồng

Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường phát biểu khai mạc Hội thảo

 
Phát biểu khai mạc tại khóa tập huấn, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, khóa tập huấn là một trong bốn hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2016 mà Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với tỉnh Quảng Nam tổ chức. Hoạt động này không chỉ có ý nghĩa tăng cường nhận thức về công tác bảo vệ môi trường nói chung mà sẽ cung cấp các thông tin về tác hại rủi ro của các hoạt động đốt ngoài trời, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe môi trường do các hợp chất hữu cơ khó phân hủy và hợp chất khác phát sinh do các hoạt động này gây ra nói riêng. Đây cũng là cơ hội để các Bộ, ngành, địa phương trao đổi, chia sẻ thông tin về công tác quản lý bảo vệ môi trường theo lĩnh vực, ngành được phân công xử lý.
 
Tại khóa tập huấn, các giảng viên đã cung cấp các kỹ năng, thông tin cần thiết cho các học viên thông qua 5 chuyên đề (1) Sức khỏe môi trường, rủi ro phát sinh từ các hoạt động đốt ngoài trời tới sức khỏe và môi trường; (2) Hướng dẫn phân loại chất thải rắn, các biện pháp, giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải rắn đem đốt; (3) Vai trò của các cấp chính quyền trong quản lý, triển khai các hoạt động giảm thiểu đốt ngoài trời; (4) Giới thiệu Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu và Thông tư 36/2015-TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại; (5) Hướng dẫn thực hiện các nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe môi trường do ảnh hưởng của đốt ngoài trời và U-POP.
 
Thông qua 5 chuyên đề đó, các vị đại biểu tham dự đã được cung cấp thêm những vấn đề cơ bản nhất về Công ước Stockholm, các chất POP và ảnh hưởng của các chất POP đến môi trường và sức khỏe; những rủi ro phát sinh từ các hoạt động đốt ngoài trời tới sức khỏe con người và môi trường cũng như việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn, các biện pháp, giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải đem đốt; các nội dung, hình thức, phương thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe môi trường do ảnh hưởng của đốt ngoài trời; đồng thời nhận thức được vai trò quan trọng của các cấp chính quyền trong việc vận động mọi tầng lớp xã hội có những việc làm, hành vi thiết thực để giảm thiểu các hoạt động đốt, những tác động của đốt ngoài trời tới môi trường và sức khỏe con người…
 

Tại Việt Nam, hoạt động đốt ngoài trời các phế phẩm nông nghiệp, đốt tại bãi rác ngoài trời, đốt chất thải sinh hoạt và cháy rừng tại làng nghề và các khu vực nông thôn thường gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm các nguồn phát sinh các chất Dioxin/Furan, các chất POP mới và các chất gây ô nhiễm khác. Theo số liệu của UNEP về cập nhật kết quả kiểm kê quốc gia, phát thải Dioxin/Furan là trung bình 22,6 g TEQ/năm trong 6 năm (2007-2012) trong các hoạt động đốt ngoài trời. Tổng phát thải Dioxin từ các ngành công nghiệp khác nhau tại Việt Nam ước đạt 564,4 g TEQ/năm.

Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tập huấn ảnh hưởng của đốt ngoài trời tới môi trường và sức khỏe cộng đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI