Thứ bảy, 22/02/2025, 22:44:43 PM (GMT+7)

Nơm nớp sống trong nỗi lo đá lở

(08:48:28 AM 06/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng nghìn hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm khi có thiên tai. Đặc biệt các huyện miền núi, trong đó có huyện Quan Hóa, người dân ở đây đang ngày đêm nơm nớp lo sạt lở đất đá khi mùa mưa bão về.

 Nơm nớp lo sợ

 

Con đường ngoằn nghèo dẫn từ trung tâm huyện Quan Hóa vào đến bản Pọong, xã Đồng Nghiêm dài khoảng 10 km, hai bên là núi dựng đứng. Người dân nơi đây bao năm nay đều sống bình yên dưới chân núi. Thế nhưng, từ ngày có những hòn đá to bỗng nhiên từ trên đỉnh núi lao xuống khiến những người dân sống ở đây mất ăn mất ngủ. Họ luôn nơm nớp trong nỗi lo đá lở.

 

Theo những hộ dân sống ở đây thì tình trạng đá lở rồi lăn từ trên đỉnh núi xuống thì có từ mấy chục năm trước. Tuy nhiên, gần đây lại xuất hiện lại tình trạng này và tính từ đầu năm 2013 đến nay đã có 3 trận đá lăn. Những hòn đá to như cái nhà, nặng hàng chục tấn lao từ đỉnh núi xuống khiến cả khu dân cư rung lắc như một trận động đất.

 


Người dân bản Pọong chưa hết bàng hoàng kể lại những lần đá lở

 

Cụ thể vào cuối tháng 5/2013, hai hòn đá to từ trên đỉnh núi Pọong lăn xuống với tốc độ rất nhanh. Rất may khi còn cách những ngôi nhà khoảng vài chục mét thì có một bụi tre và một số cây rừng lớn đã ngăn chúng lại. Nếu không thì không có ít nhất khoảng 7-8 ngôi nhà sẽ bị đá đè bẹp, trong đó có 11 hộ và gần 50 nhân khẩu. Cách thời gian trên không lâu, 6 ngày sau liên tiếp có hai trận đá lăn xảy ra tại đây.

 

Tình trạng trên khiến các hộ dân ở đây vô cùng hoang mang lo sợ trước một hiểm họa khôn lường. Nhiều hộ phải chuyển đến ở nhờ nhà anh em họ hàng vì quá sợ hãi. 

 


Những hòn đá to lăn xuống sát nhà dân nhưng được cây cối chặn lại

 

Chị Vi Thị Huyền, nhà ở ngay chân núi Pọong vẫn còn chưa hết bàng hoàng kể lại: “Hôm đầu tiên đá lăn là khoảng 7 giờ tối, cả nhà tôi đang chuẩn bị ăn cơm thì bỗng nhiên thấy những tiếng ầm ầm từ trên núi lao xuống lúc đó là nhà cửa, đất đai chao đảo rung lắc không khác gì một trận động đất, bụi trắng bay mù mịt từ trên núi. Cả nhà tôi hoảng loạn quá nên chẳng biết chạy đi đâu, thằng con út thì sợ quá ngất luôn”.

 

“Được mấy ngày sau thì đá tiếp tục lăn, nhưng cũng may ở đây có cây cối nên nó chặn lại chứ không thì đè nát hết nhà cửa, người dân. Từ ngày đá lăn đến giờ sợ lắm, ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Đồ đạc trên nhà tôi dọn hết xuống bếp để, rồi vợ chồng con cái ngủ luôn dưới bếp để nếu có xảy ra thì chạy cho kịp” – chị Huyền cho biết.

 

 

Ông Phạm Bá Thu, trưởng bản Pọong, cũng nằm ở chân núi này bùi ngùi: “Dân sống ở chân núi Pọong từ ngày xảy ra đá lăn đến giờ hễ cứ thấy tiếng động gì là sởn cả tóc gáy vì lại tưởng có đá lăn. Lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng chạy, có khi cả làng chạy tán loạn chỉ vì tiếng động một cành cây gãy. Mùa mưa bão đang đến gần nên lo lắm. Chẳng biết rồi sẽ sơ tán đi đâu nữa. Đá lở như thế này lo nhất là vào ban đêm, khi người dân đang ngon giấc mà đá lao xuống thì không biết đâu mà lần, cách đây khoảng mấy chục năm ở bàn cũng có một tảng đá to như ngôi nhà lăn xuống giữa bản. Rất may hồi đó chưa có nhiều nhà như bây giờ nên không có việc đáng tiếc xảy ra”.

 

Hiện nay, bản Pọong, xã Đồng Nghiêm có 74 hộ, trong đó có khoảng 11 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp hiểm họa từ đá lăn. Theo chân trưởng bản Phạm Bá Thu lên hiện trường nơi xảy ra đá lăn mới thấy mức độ nguy hiểm của nó như thế nào. Núi Pọong cao chót vót dựng đứng, lá núi đất pha đá nên theo thời gian mưa bão đã làm xói mòn, cuốn trôi hết đất khiến cho những tảng đá chơi vơi không còn chỗ bám rồi bất thình lình lăn xuống chân núi. "Chúng tôi đã cho người lên kiểm tra, khảo sát và nắm được hiện có rất nhiều những tảng đá to, nặng hàng trăm tấn có thể lăn bất cứ lúc nào" - trưởng bản Thu cho biết thêm. 

 

Khó khăn công tác di dời

 

Ông Cao Văn Ty, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Nghiêm cho biết: “Những hộ dân ở xã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình trạng đá lở và nguy cơ hiểm họa cao dù lo sợ đến tính mạng nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên không có hộ nào tự di dời được, mà đều đang chờ sự hỗ trợ từ Nhà nước. Huyện cũng đã nhiều lần về khảo sát tình hình và lên phương án đưa các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp ra khu vực an toàn, thế nhưng đến nay tiền hỗ trợ chưa có nên chưa có gia đình nào chuyển cả".

 


Hòn đá lăn xuống sát chuồng trâu của một hộ dân

 

Trao đổi về vấn đề trên, ông Lưu Tiến An, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quan Hóa cho biết: “Theo Quyết định 193 của Thủ tướng Chính phủ, huyện đã xây dựng đề án di dời dân với tổng kinh phí gần 40 tỷ. Dự án ban đầu là 491 hộ. Đề án được thực hiện trong vòng 5 năm. Trong đó bản Pọong (xã Đồng Nghiêm) là một trong những nơi cần phải di dời hơn chục hộ dân. Tuy nhiên cho đến nay, toàn huyện mới chỉ di dời được 182 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Trong đó những hộ thuộc khu vực biên giới sẽ nhận được hỗ trợ 20 triệu đồng kinh phí di dời, những hộ không thuộc diện trên sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng. Hiện, còn 95 hộ đã di dời nhưng chưa nhận được tiền và hàng trăm hộ chưa được di dời do chưa có kinh phí”.

 

“Huyện cũng đã bố trí mặt bằng tái định cư ở bản Lở, xã Nam Động cho những hộ dân ở bản Lở sống trong vùng nguy hiểm. Tuy nhiên khó khăn là chưa có kinh phí để làm đường, xây dựng đường điện, nước sinh hoạt cho dân nên dân vẫn không thể đến ở được. Dự kiến trong năm tới huyện sẽ cố gắng cho 153 hộ di dời khỏi vùng nguy hiểm” – ông An cho biết thêm.

 

Được biết, huyện Quan Hóa cũng đã có công văn gửi Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa về việc này, tuy nhiên do nguồn vốn có hạn nên việc di dời vẫn đang gặp nhiều vướng mắc.

 

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay không chỉ huyện Quan Hóa xảy ra tình trạng trên mà tất cả các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa cũng nằm trong vướng mắc chưa có kinh phí để di dời. Theo báo cáo mới nhất của Sở NN&PTNT, trong dự án được phê duyệt hiện trên địa bàn toàn tỉnh vẫn đang còn khoảng 7.000 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng thiên tai cao. Nguyên nhân do nguồn vốn ngân sách của Thanh Hoá còn nhiều khó khăn, nguồn hỗ trợ Trung ương còn thấp. Dự án định hướng hoàn thành vào năm 2015, tuy nhiên với tiến độ như hiện nay thì việc đưa hơn 7 nghìn hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm là điều vô cùng khó.

NGUYỄN THÙY (Dân Trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Nơm nớp sống trong nỗi lo đá lở

  • truong web (18:11:50 PM 06/08/2013)quê tôi Thanh Hóa

    Những nhà gần nơi đá lở cần theo sự chỉ đạo của chính quyền địa phương để bảo đảm an toàn cho người và tài sản

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nơm nớp sống trong nỗi lo đá lở

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI