Cộng đồng
Những sản phẩm chống hiếp dâm kỳ quặc
(14:45:37 PM 25/06/2013)1. Áo lót chống sàm sỡ
Áo lót chống sàm sỡ có thể truyền luồng điện lên tới 3.800 kV.
Chiếc áo lót tưởng chừng như đơn giản này lại thực sự là một công cụ hữu hiệu giúp các cô gái trẻ tự bảo vệ mình trước nạn quấy rối tình dục ngày một gia tăng.
Chiếc áo lót đặc biệt sẽ tự động truyền một luồng điện 3.800 kV tới những tên yêu râu xanh có ý định sàm sỡ chị em phụ nữ nhờ bộ phận cảm ứng áp suất được khâu giấu vào bên trong ngực áo. Nó có thể phát ra 82 lần sốc điện, đủ để làm kẻ tấn công gục ngã. Tuy nhiên, mặt trong của áo lại được may một lớp cách điện an toàn bảo vệ người mặc.
Không chỉ vậy, hệ thống định vị toàn cầu được lắp đặt trong áo sẽ gửi tin nhắn đến trung tâm khẩn cấp và gia đình nạn nhân ngay trong tức khắc.
Được biết, chủ nhân sáng chế độc đáo này là nhóm 2 sinh viên Rimpi Tripathy và Manisha Mohanngười Ấn Độ.
Trong xã hội hiện đại, đai trinh tiết giúp phụ nữ tự bảo vệ mình.
Quần lót trinh tiết hay còn gọi là khóa trinh tiết xuất hiện đầu tiên ở Ý vào thế kỷ 14. Thực chất, ban đầu quần lót trinh tiết được bắt nguồn từ mong muốn của các chiến binh xa trường. Vì lo sợ người vợ ở quê nhà sẽ phản bội, nên đã khóa vùng kín của vợ lại và mang theo chìa khóa.
Nhưng ngày nay, khóa trinh tiết không còn chỉ xuất phát từ mong muốn của những ông chồng nữa mà còn là nguyện vọng của những chị em phụ nữ.
Trước con số 1.092 vụ hiếp dâm phụ nữ trên tàu điện ngầm đáng lo ngại vào năm 2011, một doanh nghiệp Hàn Quốc đã chính thức làm thủ tục xin cấp bằng sáng chế đối với sản phẩm nội y trinh tiết này.
Chiếc quần lót trinh tiết được thiết kế với phần đai lưng bằng kim loại siêu nhẹ có gắn khóa, trong khi đó, phần còn lại được thiết kế từ vải mềm. Chỉ những người có chìa khóa mới có thể cởi chiếc quần này ra được.
3. Quần tất lông chân
Quần tất lông chân ở Trung Quốc.
Xuất hiện trên một trang mạng xã hội của Trung Quốc cách đây vài ngày, sáng kiến đôi tất lông chân đã được cộng đồng mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Được biết, bức ảnh được đăng tải bởi một tài khoản có tên HappyZangJiang. Đôi tất được phủ đầy lông chân đậm màu giống đàn ông như thể người mang nó đã bị mất dao cạo hoặc lâu chưa đến spa làm đẹp.
Chủ nhân của bức ảnh cho biết, mục đích khi mang tất lông chân sẽ giúp nữ giới, đặc biệt là những cô gái trẻ thoát khỏi ý định đồi bại của những tên yêu râu xanh. Chắc hẳn, khi nhìn thấy một đôi chân đầy lông lá như thế này, cánh đàn ông sẽ cảm thấy rất mất cảm tình mà tránh xa.
Tuy nhiên, đây được đánh giá là một sản phẩm lợi bất cập hại. Hãy tưởng tượng một cô gái xinh đẹp mặc chiếc váy để lộ đôi chân đầy lông lá thì liệu những người đàn ông lịch thiệp tốt bụng khác còn dám tới gần họ nữa hay không?
Khi dỡ ra, chiếc váy biến thành phông in hình máy bán nước tự động.
Nhà thiết kế thời trang Aya Tsukioka người Nhật đã thiết kế ra mẫu váy độc đáo có chức năng chống quấy rối tình dục, dựa trên cơ cấu giả làm một chiếc máy bán nước tự động. Nhìn bên ngoài, thiết kế trông như một chiếc váy thông thường và không có gì đặc biệt. Còn tấm vải in hình chiếc máy bán nước tự động sẽ được khâu kín vào mặt trong của váy.
Xét trên lý thuyết, đây là một ý tưởng hết sức hữu hiệu về cả mặt nội dung lẫn mục đích. Nhưng trên thực tế, nó mang tính chất ngụy trang hơn là chống tấn công tình dục.
Vấn đề duy nhất là khi chị em phụ nữ mải loay hoay hóa trang thì những tên yêu râu xanh có bỏ qua mục đích xấu xa của mình hay không?
5. Bao cao su có răng
Chiếc "bẫy" chống hiếp dâm gây đau đớn cho những kẻ đồi bại.
Bao cao su răng cưa có lẽ là chiếc "bẫy chết người" khiến những tên yêu râu xanh phải quằn quại trong đau đớn.
Loại bao cao su này có hình dáng nhỏ như băng vệ sinh tampon của phụ nữ và được đặt vào trong âm hộ. Mặt trong của nó được cấy những chiếc răng sắc nhọn.
Đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra, khi những tên yêu râu xanh đã khống chế được nạn nhân và bắt đầu "hành sự", lập tức những chiếc răng cưa sẽ dính chặt vào "của quý" của chúng. Lúc đấy, những kẻ đồi bại sẽ chỉ quan tâm tới "của quý" đang bị dính bẫy của mình mà quên mất đi con mồi. Sơ hở đó sẽ tạo cơ hội cho nạn nhân chạy thoát.
Sản phẩm này được nữ bác sỹ Ehlers, người Nam Phi sáng chế ra với mục đích bảo vệ phụ nữ trong mùa giải World Cup 2010 được tổ chức tại Nam Phi cách đây 3 năm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.