Thứ tư, 22/01/2025, 19:56:17 PM (GMT+7)

Ngày Nhà giáo Việt Nam: Truyền đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh

(07:24:07 AM 16/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Là giáo viên đang công tác tại một xã bãi ngang ven biển của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, dù điều kiện dạy và học còn nhiều khó khăn, nhưng thầy giáo Nguyễn Văn Tám, trường THCS Điền Hòa, luôn đam mê nghiên cứu khoa học. Không chỉ sáng tạo ra nhiều mô hình, thiết bị dạy học, thầy Tám còn truyền lửa đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh, đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh.

Kỷ[-]niệm[-]Ngày[-]Nhà[-]giáo[-]Việt[-]Nam[-]20/11:[-]Truyền[-]đam[-]mê[-]nghiên[-]cứu[-]khoa[-]học[-]cho[-]học[-]sinh

Ảnh: minh họa

 

14 năm trong nghề giáo, thầy Tám đã sáng tạo gần 20 thiết bị, mô hình phục vụ cho việc dạy và học. Trong căn nhà nhỏ của anh có rất nhiều mô hình, thiết bị được sắp xếp gọn gàng, có cái đã hoàn thiện, cũng có cái đang dở dang. Chỉ tay vào những mô hình đó, thầy Tám cười bảo: Đó là những đứa con tinh thần, tài sản quý giá của tôi trong những năm làm giáo viên. Các thiết bị này chủ yếu làm từ đồ tái chế, nhưng khả năng ứng dụng vào cuộc sống và giảng dạy rất lớn, lại thân thiện với môn trường. Có lẽ vì vậy mà anh dành hẳn một ngăn tủ để chứa các nguyên vật liệu có thể sử dụng cho nghiên cứu, từ những máy móc, thiết bị đã hư hỏng như máy tính, tivi...

Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Huế ngành vật lý vào năm 2000, thầy giáo Nguyễn Văn Tám về giảng dạy tại Trường THCS Điền Lộc, đến năm 2008 thì chuyển sang Trường THCS Điền Hòa. Trong quá trình giảng dạy, thầy luôn nỗ lực hết mình để truyền thụ kiến thức cho học trò; đồng thời tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Theo thầy Tám, môn vật lý là môn học thực nghiệm nên việc làm thí nghiệm trong dạy học là yêu cầu bắt buộc, là yếu tố để học sinh yêu thích môn học. Vì thế, thầy đã tìm tòi, học hỏi để tự làm đồ dùng dạy học, tạo ra các thiết bị thí nghiệm từ các vật liệu tái chế. Sau giờ lên lớp, nhiều khi thầy Tám ngồi lỳ trong phòng thí nghiệm vật lộn với những dụng cụ thí nghiệm đã cũ nát, biến những vật liệu phế thải, rác thải điện tử thành thiết bị, máy móc hữu dụng...

Từ năm 2008 đến nay, thầy Tám đã chế tạo, sáng chế nhiều thiết bị dạy học hữu ích được đánh giá cao và đạt giải cao tại các hội thi đồ dùng dạy học cấp trường, cấp tỉnh như: Mô hình con quay dao động ứng dụng vào dạy học môn Vật lý lớp 8, lớp 9; mô hình Nhà máy sản xuất điện bằng năng lượng gió, ứng dụng dạy học môn Công nghệ 8 và Vật lý 8, 9; mô hình tác dụng từ trường của nam châm lên khung dây khi có dòng điện chạy qua, ứng dụng chế tạo động cơ điện xoay chiều, mô hình chế tạo hệ thống loa điện...

Thầy Nguyễn Khanh, Hiệu trưởng trường THCS Điền Hòa cho biết: Các thiết bị, giải pháp do thầy Tám chế tạo đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Không chỉ vậy, thầy Tám còn tích cực nhen đam mê, truyền “lửa” cho học sinh nghiên cứu khoa học. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tham gia sáng chế cùng học sinh để nâng cao chất lượng phong trào nghiên cứu khoa học ở trường. Năm học vừa rồi, trường đã gửi dự thi 5 mô hình và đều đạt giải cao trong cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật của học sinh trong tỉnh như mô hình Nhà chống ngập lụt; thiết bị xác định độ cao và góc trong không gian; thiết bị bẫy và diệt ruồi thông minh, thiết bị bẫy chuột thông minh...

Vừa qua, thầy Nguyễn Văn Tám đã giúp hai em Nguyễn Hoàng Phi Long (lớp 8/1) và Hồ Văn Anh Kim (lớp 9/1) phát minh ra thiết bị chế tạo nước biển thành nước ngọt. Thầy Tám kể, để giúp các em thực hiện ý tưởng, ba thầy trò lặn lội chở nhau lên phố mua sắm vật liệu, tận dụng những vật dụng có sẵn trong gia đình để chế tạo thiết bị. Sau hơn 1 tháng, cả thầy và trò hì hục ngồi cưa, lắp ghép, chỉnh sửa, cuối cùng bộ thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt cũng hoàn thành. Ba thầy trò dắt nhau ra biển, đặt thiết vị dưới ánh nắng mặt trời và lấy nước biển đổ vào. Khoảng 1 tiếng đồng hồ, những giọt nước ngọt đầu tiên đã được tách lọc, ba thầy trò cùng nếm thử và sung sướng ôm chầm lấy nhau vì chế tạo thành công. Thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt này hoạt động bằng năng lượng mặt trời, bao gồm các bộ phận: Một gương cầu lõm để hội tụ ánh sáng mặt trời, giá đỡ, hệ thống ống dẫn và các bình chứa nước biển, bộ phận lọc tạp chất và cuối cùng là bình chứa nước ngọt sau khi tách lọc. Khi cho nước biển vào bình chứa, ánh sáng mặt trời sẽ chiếu trực tiếp xuống bề mặt gương cầu lõm và phản xạ hội tụ để tạo ra nhiệt năng làm nước biển trong bình nóng lên rồi bay hơi. Thể tích nước ngưng tụ trên bề mặt nghiêng sẽ tích tụ và được thu gom về đường ống dẫn xuống bình chứa nước ngọt. Theo đó, nếu cho 1 m3 nước biển vào bình chứa kích thước 1,2 m2 thì sau 8 giờ thiết bị hoạt động, sẽ thu được trên 0,95 m3 nước ngọt. Đây là mô hình thiết thực, có tính ứng dụng cao, đã đạt giải 3 trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ VII – năm 2014 và được chọn gửi đi tham dự kỳ thi sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật cấp quốc gia, cùng với mô hình thiết bị bẫy và diệt ruồi thông minh.

Em Nguyễn Hoàng Phi Long chia sẻ: Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của thầy Tám, chúng em đã thực hiện được ý tưởng, ước mơ từ thuở bé là chế tạo thành công thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt. Bởi quê em - Điền Hòa là xã ven biển nên thường đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, nhất là mùa khô. Chúng em sẽ luôn nhớ lời thầy: "Muốn thành công ngoài niềm đam mê, cần có sự nỗ lực và không bỏ cuộc khi thất bại".

Mặc dù hoàn cảnh gia đình của thầy Tám còn nhiều khó khan, nhưng thầy luôn tâm huyết với việc nghiên cứu khoa học khi mà phần lớn các thiết bị làm ra thầy đều tự chi phí. Mỗi sản phẩm sáng tạo của thầy là kết tinh của những trăn trở, đúc kết, trải nghiệm từ chính công tác giảng dạy của bản thân. Nói về những thành tích của mình, thầy Tám cho rằng: Sáng tạo, nghiên cứu khoa học là niềm đam mê của tôi và phục vụ cho chính công việc giảng dạy hàng ngày. Hơn nữa, muốn khuyến khích học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, thì thầy cần phải làm trước. Thấy học trò của mình thông minh, sáng tạo đó là niềm vui, niềm tự hào lớn nhất.

Tường Vi
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Ngày Nhà giáo Việt Nam: Truyền đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh

  • Văn Luýt (22:14:51 PM 19/11/2014)Truyền đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh

    Bài viết hay, tôi kính đề nghị Bộ giáo dục tặng bằng khen xứng đáng cho Thầy Tám đã có công truyền lửa đam mê cho học sinh, đặc biệt tại hội thi KHKT sáng tạo Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII, thầy đã có công hướng dẫn 4 em học sinh thi đạt 4 giải cao cấp Tỉnh.

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngày Nhà giáo Việt Nam: Truyền đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI