Thứ hai, 20/01/2025, 07:00:43 AM (GMT+7)

Ngày hội Ghẹ xanh Kiên Giang: Khoảng 350 kg ghẹ được thả về biển

(13:10:25 PM 06/11/2015)
(Tin Môi Trường) - Hôm qua, ngày 5 tháng 11, hơn 2,000 con ghẹ trứng và ghẹ con (tương đương với khoảng 350 kg ghẹ) đã được thả thành công về biển trong sự kiện Ngày hội Ghẹ xanh Kiên Giang tại Hàm Ninh, Phú Quốc. Đây là hành động biểu trưng cho cam kết bảo tồn nguồn lợi thủy sản hiện đang bị khai thác tận diệt.

Ngày[-]hội[-]Ghẹ[-]xanh[-]Kiên[-]Giang:[-]Khoảng[-]350[-]kg[-]ghẹ[-]được[-]thả[-]về[-]biển

Khoảng 350 kg ghẹ được thả về biển


Hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án ”Cải thiện nghề khai thác Ghẹ xanh tỉnh Kiên Giang” (FIP), được phối hợp thực hiện bởi Tổ chức Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên WWF-Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang và Câu lạc bộ Ghẹ thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP).


Ngày hội Ghẹ xanh Kiên Giang mang thông điệp ”Bảo vệ ghẹ trứng, nâng hứng ghẹ con”, lời nhắc nhở không đánh bắt và tiêu thụ ghẹ trứng và ghẹ con dưới 10 cm, vì mục tiêu bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản này.


Ghẹ xanh được nhắc đến như một thương hiệu nổi tiếng của vùng biển Kiên Giang. Nghề khai thác ghẹ ở đây đã có từ rất lâu, đóng góp cho sự phát triển của kinh tế - xã hội và giúp đem lại việc làm cho khoảng 20.000 người dân địa phương. Sản phẩm ghẹ xanh của Kiên Giang nổi tiếng không chỉ ở thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Mỹ, Nhật, Thái Lan,...


Tuy nhiên, với việc nhu cầu và giá ghẹ xanh ngày một tăng trên thị trường, nguồn lợi Ghẹ xanh đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng do việc khai thác quá mức của người dân thông qua các công cụ đánh bắt như lú, rập với mắt lưới nhỏ, là các quy định về kích cỡ khai thác, vùng và mùa vụ cấm khai thác không được tuân thủ chặt chẽ.  Nhiều cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến ghẹ nhỏ hơn nhiều so kích cỡ quy định (10cm trở lên).

 

Ngày[-]hội[-]Ghẹ[-]xanh[-]Kiên[-]Giang:[-]Khoảng[-]350[-]kg[-]ghẹ[-]được[-]thả[-]về[-]biển

Khoảng 350 kg ghẹ được thả về biển


Trước tình hình đó, WWF-Việt Nam, Sở NN&PTNT Kiên Giang, Câu lạc bộ Ghẹ VASEP đã phối hợp thực hiện đánh giá hiện trạng nguồn lợi ghẹ xanh, đưa ra các sáng kiến và giải pháp nhằm quản lý nghề khai thác ghẹ tốt hơn, thực thi pháp luật chặt chẽ, truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, các cơ sở thu mua và người tiêu dùng, giúp giảm thiểu tác động lên hệ sinh thái và bảo tồn bền vững tài nguyên thiên nhiên.


 “WWF luôn quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững của ngồn lợi thuỷ sản, hệ sinh thái biển và đời sống của cộng đồng ngư dân. Mục tiêu của dự án Cải thiện nghề khai thác ghẹ xanh Kiên Giang là đảm bảo sinh kế lâu dài của ngư dân bằng cách thiết lập các biện pháp quản lý nguồn lợi Ghẹ xanh bền vững và hỗ trợ việc bảo vệ các hệ sinh thái liên quan mà nguồn lợi này phụ thuộc vào. Điều này không những góp phần đảm bảo sinh kế lâu dài của ngư dân, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn duy trì một nguồn đặc sản quý giá của Kiên Giang cho các thế hệ sau,” bà Nguyễn Diệu Thúy, Quản lý Chương trình Khai thác Thủy sản của WWF-Việt Nam nhận định.


Bên cạnh đó, WWF-Việt Nam cũng thực hiên sáng kiến giúp nguồn lợi ghẹ được tái sinh - mô hình Ngân hàng Ghẹ xanh. Tham gia các mô hình này, người ngư dân được vay vốn 3 triệu đồng trong thời hạn 1 năm, với lãi suất ưu đãi trả hàng tháng là bằng 5 con ghẹ có trứng (với giá trị tương đương bằng tiền lãi). Ghẹ được nuôi thả trong khu lồng và sau khi đẻ trứng thành công, tổ quản lý Ngân hàng Ghẹ xanh sẽ bán ghẹ mẹ để lấy tiền tu sửa lồng bè hàng năm và vốn tiếp tục xoay vòng cho người dân vay. Ra đời năm 2011, và sau hơn 4 năm, mô hình này đã và đang góp phần tích cực trong nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ ghẹ mang trứng, đảm bảo sự tái tạo bổ sung cho quần thể ghẹ Kiên Giang.


 “Sở NN&PTNT ủng hộ và đánh giá cao vai trò của Chương trình Cải thiện nghề khai thác ghẹ xanh Kiên Giang. Đây là mô hình liên kết rất thành công nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và cộng đồng ngư dân, các doanh nghiệp địa phương, trong việc thực hiện hoạt động khai thác và buôn bán ghẹ xanh có trách nhiệm để đảm bảo nguồn lợi và nghề khai thác ghẹ phát triển bền vững,” Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, ông Lê Trung Kiên được dẫn lời.

TIN MÔI TRƯỜNG (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngày hội Ghẹ xanh Kiên Giang: Khoảng 350 kg ghẹ được thả về biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI