Thứ tư, 22/01/2025, 20:44:07 PM (GMT+7)

Lâm tặc chặt, chủ rừng đốt?

(09:45:17 AM 27/07/2013)
(Tin Môi Trường) - Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa đề nghị cần có biện pháp thu hồi số cây gỗ bị lâm tặc chặt phá ở tiểu khu 105, ước tính trị giá hàng chục tỷ đồng. Song lãnh đạo huyện Khánh Vĩnh lại cho rằng phải tiêu hủy số gỗ vì lý do đường sá không cho phép đưa gỗ ra khỏi rừng.

 Tháng 5/2013, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Trầm Hương phát hiện rừng phòng hộ ở tiểu khu 105, đầu nguồn sông Chò thuộc địa bàn xã Khánh Bình (Khánh Vĩnh, Khánh Hòa), thuộc lâm phận của Công ty bị chặt phá.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa tổ chức kiểm tra, xác định đã có 19 ha rừng thuộc trạng thái IIIA3 (rừng giàu) và 6,3 ha rừng thuộc trạng thái IIB (rừng non tái sinh) ở tiểu khu 105 bị phá trắng. Ước tính, khối lượng lâm sản bị thiệt hại gần 6.300 m3. Hạt Kiểm lâm huyện Khánh Vĩnh đã khởi tố vụ án hình sự, chuyển toàn bộ hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Khánh Vĩnh để điều tra theo quy định của pháp luật.

Trong văn bản báo cáo về vụ phá rừng đặc biệt nghiêm trọng này, Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo Công ty Lâm nghiệp Trần Hương có biện pháp thu hồi số cây gỗ bị chặt phá ở tiểu khu 105 sau khi cơ quan chức năng đã giám định hiện trường, để tránh thất thoát tài sản Nhà nước.

Tuy nhiên, mới đây, trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Trần Hòa Nam – Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh cho rằng có thể phải tiến hành tiêu hủy số gỗ ở diện tích rừng bị phá trắng tại tiểu khu 105. Dẫn ý kiến của Công ty Lâm nghiệp Trầm Hương, ông Nam nói, từ huyện Khánh Vĩnh lên vị trí rừng bị phá ở tiểu khu 105 phải mất 2 ngày, điều kiện không cho phép đưa phương tiện cơ giới lên đó. Phương án đưa gỗ ra khỏi rừng không khả thi, vì phải làm đường, rất tốn kém kinh phí.


Đường xe chạy vào tiểu khu 105 (Ảnh: Nguyễn Đình Quân)

 Trong khi đó, trả lời báo chí bằng một văn bản viết tay, ông Nguyễn Tuấn Kiệt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa chỉ nói, số gỗ ở khu vực rừng bị phá tại tiểu khu 105 là tang vật của vụ án, việc xử lý phải chờ kết quả điều tra của cơ quan công an. Ông không đề cập tới việc yêu cầu Công ty Lâm nghiệp Trần Hương có biện pháp thu hồi số cây gỗ bị chặt phá ở tiểu khu 105, như kiến nghị của Chi cục Kiểm lâm.

Chủ rừng là Công ty Lâm nghiệp Trầm Hương đã không bảo vệ được hơn 25 ha rừng khỏi sự chặt phá. Hiện nay, dường như các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Khánh Hòa cũng chưa có chỉ đạo kiên quyết nào với chủ rừng, để giảm bớt thiệt hại do vụ phá rừng gây ra. Ước tính theo giá thấp nhất, số cây gỗ đang nằm trong diện tích rừng bị chặt phá ở tiểu khu 105 cũng có giá trị hàng chục tỷ đồng. Tiêu hủy số cây gỗ này đồng nghĩa với việc đốt hàng chục tỷ đồng.

Để xác thực lời ông Chủ tịch huyện, từ phía thôn Sông Chò, xã Cư San (M’Đrắk, Đắk Lắk), ngày 18/7, phóng viên báo Tiền Phong đã đi theo lối xe ô tô vào rừng, để tới khu vực rừng bị phá ở tiểu khu 105. Ngay tại đây, chúng tôi còn phát hiện hai chiếc xe máy giấu trong bụi cây. Như vậy, đã có sẵn lối vào tiểu khu 105 đưa gỗ ra.

NGUYỄN ĐÌNH QUÂN (Tiền Phong Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lâm tặc chặt, chủ rừng đốt?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI