Cộng đồng
Lại một "sáng kiến" giao thông
(21:37:32 PM 27/08/2011)
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
|
Tôi, cũng như rất nhiều người khác ở Hà Nội, là người đi xe máy hằng ngày. Và cũng như rất nhiều người khác, tôi rất ghét phải chịu cảnh đông đúc chen đẩy xô lấn, phải hít khói bụi và trời mưa phải mặc áo mưa mà vẫn bị nước bẩn bắn vào người. Nhưng tôi tin rằng tắc đường liên miên ở Hà Nội không chỉ là do quá nhiều xe máy, mà còn do đường thì nhỏ mà có quá nhiều ô tô.
Sáu giờ chiều mà ở chốt giao thông xế bên khách sạn Daewoo nơi phố Kim Mã cắt phố Nguyễn Chí Thanh và Liễu Giai, ta thường xuyên chứng kiến cảnh sáu chiếc xe ô tô dàn hàng ngang trên đường. Trong hoàn cảnh ấy, những tay lái xe máy “lụa” nhất của đất Hà thành cũng chịu thúc thủ, đừng nói gì đến gây tắc đường. Phố nhỏ cỡ phổ biến ở thủ đô chỉ cần một chiếc ô tô bốn chỗ đỗ hớ hênh là cũng đủ gây ách tắc, rồi đánh nhau, rồi náo loạn.
2. Giờ đây người ta lại nghiêm túc mà xem xét một đề xuất cấm xe máy vào các giờ cao điểm, hai tiếng rưỡi buổi sáng, hai tiếng buổi trưa và hai tiếng rưỡi buổi chiều, tổng cộng vị chi bảy tiếng mỗi ngày, nối dài thêm danh sách những ý tưởng kỳ quặc đến tuyệt vọng trong nỗ lực cải tiến tình hình giao thông ở Hà Nội.
Về bản chất, đề xuất này cũng không khá hơn (ở khía cạnh duy lý) với những đề xuất thuộc dạng xe biển chẵn đi ngày chẵn, biển lẻ đi ngày lẻ, hay nhẹ cân, ngực lép không được phép điều khiển mô tô... tạo nên cả những tranh luận sôi nổi lẫn tiếng cười chế giễu trước đây.
Giả dụ cứ cho rằng ta áp dụng đề xuất trên đây vào thực tế: vậy thì ta căn cứ vào giờ của đồng hồ nào? Hay thành phố sẽ sử dụng lại chế độ còi tan tầm xưa kia từng rất thân thương? Rồi giờ cấm xe máy sẽ tính cho thời điểm dắt xe ra khỏi cửa nhà hay xuất hiện trên phố? Và dắt xe đi bộ ngoài đường mà không nổ máy bình bịch thì có bị tính là vi phạm quy định hay không?
Tôi đã tưởng tượng được ra cảnh hàng trăm hàng nghìn con người dắt xe thất thểu đi trên đường, vừa đi vừa canh me đồng hồ đeo tay, rồi khi đến giờ, mọi người sẽ nhảy phắt lên yên, giống hệt như một đội ky binh được lệnh xung phong trên chiến địa.
Vả lại, một khi đã cấm như vậy, rất có khả năng “giờ cao điểm” ở Hà Nội sẽ chuyển luôn sang những giờ không cấm xe máy, vì tỉ lệ người làm tự do và ở khối tư nhân giờ đã cao quá rồi, đâu có phụ thuộc vào giờ giấc hành chính xưa nay nữa.
3. Cùng theo “nguyên lý đề xuất” ấy, ta có thể nghĩ ra nhiều sáng kiến đóng góp nữa, cái nào cũng có mức độ khả thi nhất định cả: chẳng hạn như ta hãy cấm phụ nữ lái xe ô tô, vì phụ nữ thường mất năm đến sáu “đỏ” mới đỗ được xe vào vệ đường, đỗ được rồi là mừng quá bỏ xe đó chạy biến đi, mặc cho xe xiên xẹo và bánh trước thường chếch một góc 45 độ so với thân xe, không những vậy họ lại còn hay nhầm chân ga và chân phanh. Hoặc ta có thể cấm xe máy những ngày nhiệt độ hơn 25 độ, vì trời nóng mà ngửi khói nhiều người dân dễ bị ngất, vân vân và vân vân.
Bài học từ chuyện bắt buộc đội mũ bảo hiểm đã là quá rõ: một khi đã là bắt buộc và thực sự có lợi ích, thì sẽ áp dụng được và áp dụng cho mọi người không có ngoại lệ, còn chừng nào chỉ là những manh mún, vá víu thì những đề xuất giời ơi đất hỡi chỉ xứng đáng làm đề tài cho những ai rỗi việc lúc trà dư tửu hậu mà thôi.
CON SÂU/TT&VH
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.