Cộng đồng
Học trồng lúa nước kiểu mới
(10:09:16 AM 10/04/2012)Với chi phí đầu vào thấp, năng suất cao cộng với lúa được giá (5.700 đồng/kg lúa khô), mô hình sản xuất lúa áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp đang mang lại niềm vui lớn cho đồng bào.
Đồng bào Raglai thu hoạch lúa. |
Ông Tà Thía Cam, ở thôn Rồ Ôn, xã Phước Hà phấn khởi: “Gia đình tôi làm 4 sào lúa theo mô hình này. So với những đám ruộng đối chứng, ruộng của gia đình phát triển rất tốt, thu hoạch năng suất cao, trung bình 6,5 tạ/sào, trước đây chỉ 4 tạ, cao thì được 5 tạ/sào. Không những thế, do chi phí thấp hơn nên lãi cũng được nhiều, vụ này lãi gần chục triệu đồng. Nhiều hộ đồng bào Chăm ở xã Bắc Sơn tham gia mô hình cũng rất vui và cho rằng, do không biết kỹ thuật để làm nên trước đây vụ lúa nào cũng chỉ đủ ăn, thậm chí không đủ trả chi phí đầu tư”.
Ông Tà Yên Phai, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hà khẳng định, so với trồng lúa theo tập quán cũ thì rõ ràng mô hình trình diễn, sản xuất lúa áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (RICM) mang lại hiệu quả khá cao. Với lợi thế của địa phương nằm ở thượng nguồn, có công trình thủy lợi hồ Tân Giang phục vụ nước tưới, đồng thời để tạo việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập trên đơn vị diện tích, đồng bào mong rằng Nhà nước tiếp tục đầu tư, hướng dẫn để mô hình được nhân rộng trong toàn xã. Từ đó, bà con Raglai ở vùng cao Phước Hà sẽ chú tâm làm ăn hơn, chắc chắn không còn tình trạng đồng bào bỏ đất, bỏ làng lên núi đốt phá rừng làm rẫy, hầm than sinh sống như trước đây nữa.
Ông Phan Quang Thực, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Ninh Thuận cho biết: Được sự tài trợ của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), thông qua Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã giao cho Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh triển khai mô hình trình diễn, sản xuất lúa áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (RICM) trên diện tích 10 ha, trong đó triển khai cho đồng bào Raglai ở xã Phước Hà, huyện Thuận Nam với diện tích 5 ha và triển khai cho đồng bào Chăm ở xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc là 5 ha. RICM là phương pháp mang tính hệ thống, gắn kết giữa quản lý dịch hại và quản lý dinh dưỡng thông qua kỹ năng của người sản xuất, canh tác lúa. Đây là phương pháp mới đối với đồng bào trồng lúa nước, do đó khi triển khai thực hiện, đồng bào luôn được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chi tiết về đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây lúa và những yếu tố ảnh hưởng qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển để mang lại hiệu quả cao nhất.
Theo đánh giá của Trạm trưởng Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Thuận Bắc, ông Vạn Minh Tâm: Việc áp dụng mô hình này giúp cho người trồng lúa giảm rất nhiều chi phí đầu tư như giảm được lượng giống gieo sạ so với tập quán sản xuất cũ từ 50 kg đến 100 kg/ha, tiết kiệm được lượng phân đạm từ 20 đến 40 kg/ha, giảm được số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm số lần tưới nước...
Việc thực hiện mô hình sản xuất lúa áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (RICM) không những giúp cho đồng bào các địa phương ở Ninh Thuận học và biết được cách trồng, chăm sóc lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà đó còn là điều kiện để giúp đồng bào thay đổi tập quán canh tác cũ, biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe cho chính người nông dân và cộng đồng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.