Thứ ba, 25/02/2025, 08:56:06 AM (GMT+7)

Học sinh Phụng Thượng chung tay bảo vệ loài gấu Tin ảnh

(09:47:52 AM 09/01/2016)
(Tin Môi Trường) - Ngày 8/1/2016, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Kiểm lâm Hà Nội phối hợp với Phòng giáo dục đào tạo Huyện Phúc Thọ, và nhà tài trợ Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan thực hiện lễ phát động tuyên truyền học sinh Phụng Thượng chung tay bảo vệ gấu trên địa bàn Thị trấn Phúc Thọ với trọng tâm là xã Phụng Thượng – nơi vẫn còn tồn tại 37 trại nuôi nhốt trên 200 cá thể gấu.

Phát[-]động[-]cuộc[-]thi[-]vẽ[-]tranh:[-]Học[-]sinh[-]Phụng[-]Thượng[-]chung[-]tay[-]bảo[-]vệ[-]loài[-]gấu

Học sinh Phụng Thượng chung tay bảo vệ loài gấu


Ban tổ chức quyết định chọn Trường Tiểu học Phụng Thượng là chương trình đầu tiên trong chuỗi hoạt động phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật bảo vệ loài gấu quý hiếm với kì vọng khuyến khích học sinh – thế hệ tương lai của Phúc Thọ tìm hiểu về bảo tồn các loài động vật hoang dã quí hiếm như gấu đặc biệt là hậu quả của săn bắt gấu từ tự nhiên để nuôi nhốt gấu lấy mật, chấm dứt việc sử dụng và khuyến khích người thân và gia đình không sử dụng mật gấu, hướng tới giải thoát các cá thể gấu đang bị nuôi nhốt trên địa bàn Hà Nội.


Cuộc thi vẽ tranh chung tay bảo vệ loài gấu tại Trường tiểu học Phụng Thượng sẽ được diễn ra trong hai tháng, tất cả học sinh các khối lớp được khuyến khích tham gia, dùng trí tưởng tượng sáng tạo để gửi gắm thông điệp vì loài gấu đến cộng đồng thông qua những bức tranh nhiều màu sắc.  Theo thể lệ cuộc thi, các em học sinh tham gia vẽ tranh sẽ tập trung vào các nội dung như: Ca ngợi việc gìn giữ môi trường sống tự nhiên của loài gấu; gấu chịu đau đớn trong các trại nuôi nhốt gấu lấy mật, hay nuôi nhốt làm cảnh; ca ngợi các hành động bảo vệ loài gấu của lực lượng kiểm lâm, các bác sỹ thú y chăm sóc gấu; minh họa mối đe dọa với loài gấu… Thời gian gửi tác phẩm dự thi tính từ ngày 11/1 đến hết ngày 29/2/2016.


Trong lễ phát động, học sinh được phát các quyển sổ tay bảo vệ gấu để chủ động tự tìm hiểu thông qua tô màu, giải đáp các câu đố sinh động. Các tranh vẽ của học sinh tiểu học Phụng Thượng sẽ được chấm và trao giải vào tháng 3, 100 tác giả đoạt giải sẽ nhận được nhiều phần quà và lên thăm "ngôi nhà của gấu" Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo nơi có hơn 100 cá thể gấu đang được an toàn và tự do trong các khu bán tự nhiên rộng rãi.

 

Phát[-]động[-]cuộc[-]thi[-]vẽ[-]tranh:[-]Học[-]sinh[-]Phụng[-]Thượng[-]chung[-]tay[-]bảo[-]vệ[-]loài[-]gấu
 Trường Tiểu học Phụng Thượng có hơn 1200 học sinh thuộc 5 khối lớp     

Phát[-]động[-]cuộc[-]thi[-]vẽ[-]tranh:[-]Học[-]sinh[-]Phụng[-]Thượng[-]chung[-]tay[-]bảo[-]vệ[-]loài[-]gấu
Ban tổ chức chọn trường tiểu học Phụng Thượng vì trên địa bàn còn rất nhiều gấu nuôi nhốt
     
Phát[-]động[-]cuộc[-]thi[-]vẽ[-]tranh:[-]Học[-]sinh[-]Phụng[-]Thượng[-]chung[-]tay[-]bảo[-]vệ[-]loài[-]gấu
Cuộc thi kì vọng thông qua các em nhỏ để gửi gắm thông điệp bảo vệ gấu đến nhiều người trong đó có cả người lớn xung quanh
 
Phát[-]động[-]cuộc[-]thi[-]vẽ[-]tranh:[-]Học[-]sinh[-]Phụng[-]Thượng[-]chung[-]tay[-]bảo[-]vệ[-]loài[-]gấu
Tổ chức Động vật Châu Á, Chi cục Kiểm Lâm Hà Nội và ĐSQ Hà Lan trao thông tin tuyên truyền cho các em học sinh  

Phát[-]động[-]cuộc[-]thi[-]vẽ[-]tranh:[-]Học[-]sinh[-]Phụng[-]Thượng[-]chung[-]tay[-]bảo[-]vệ[-]loài[-]gấu   
Học sinh được khuyến khích tự đọc và tìm hiểu thông tin bảo vệ gấu     

Phát[-]động[-]cuộc[-]thi[-]vẽ[-]tranh:[-]Học[-]sinh[-]Phụng[-]Thượng[-]chung[-]tay[-]bảo[-]vệ[-]loài[-]gấu
Các em học sinh hào hứng tô màu ngay dưới sân trường
      
Phát[-]động[-]cuộc[-]thi[-]vẽ[-]tranh:[-]Học[-]sinh[-]Phụng[-]Thượng[-]chung[-]tay[-]bảo[-]vệ[-]loài[-]gấu
TS Jill Robinson Sáng lập viên Tổ chức Animals Asia tô màu cùng một em học sinh và hướng dẫn em nên tô màu đen và vàng cho chú gấu ngựa     

Phát[-]động[-]cuộc[-]thi[-]vẽ[-]tranh:[-]Học[-]sinh[-]Phụng[-]Thượng[-]chung[-]tay[-]bảo[-]vệ[-]loài[-]gấu
Ngài tham tán Nông nghiệp ĐSQ Hà Lan Arie Veldhuizen hào hứng ngắm học sinh tô màu ngay dưới sân trường 

Phát[-]động[-]cuộc[-]thi[-]vẽ[-]tranh:[-]Học[-]sinh[-]Phụng[-]Thượng[-]chung[-]tay[-]bảo[-]vệ[-]loài[-]gấu
những bức tranh tô màu vừa hoàn thiện

TIN MÔI TRƯỜNG (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Học sinh Phụng Thượng chung tay bảo vệ loài gấu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI