Cộng đồng
Hoa khôi kết nối quê hương
(09:26:46 AM 04/03/2012)Mỗi năm, diễn đàn lại tổ chức thi hoa khôi với mục đích tạo cơ hội cho các thành viên diễn đàn giao lưu kết bạn, xây dựng kênh kết nối những người con đất Quảng Bình đang học tập và làm việc khắp mọi miền đất nước cũng như trên thế giới. Mỗi thí sinh tham gia gửi lên diễn đàn 3 ảnh và 1 bài giới thiệu bản thân. Sau đó các thành viên đặt câu hỏi, thí sinh trả lời và đến buổi offline tại Quảng Bình sẽ tổ chức thi chung kết.
Thực tế, nhiều người biết rất khó về dự buổi offline chung kết, nhưng vẫn tham gia cho đỡ nhớ quê. Như tâm sự của Lê Thị Phương Thanh (nickname là Tiểu thư lọ lem) hiện ở Đức: “Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất gió lào và cát trắng, rời ghế nhà trường ra ngoài mưu sinh và tự lập, bôn ba ở xứ người, vất vả, gian nan và nhiều lúc cảm thấy cô đơn nhớ nhà nhớ quê da diết. Nhưng chính vì những điều đó khiến cho mình cảm thấy thêm yêu và quý mảnh đất, nơi mình sinh ra và lớn lên nhiều hơn. Với một người con xa xứ như mình thì đây chính là món ăn tinh thần, được gặp những người bạn, những người đồng hương, được nói tiếng quê mình, mô, tê, răng, rứa bao nỗi nhọc tan biến, thay vào đó một niềm vui khó tả”.
|
Còn Ngô Thị Hương Phúc (lolem.xauxi) hiện học ở Khánh Hòa bày tỏ: “Chẳng bao giờ trong lòng tôi quên được những ngày gió lào cát trắng Ngư Thủy Trung, nhớ lắm tuổi thơ của tôi gắn với những trưa hè đi tắm biển cùng lũ bạn, nhớ những đêm trăng sáng ra biển chơi năm mười, những chiều chủ nhật đi nhặt củi. Không thể quên được cái động cát cao ngất và tưởng chừng nó bị san phẳng bởi trò trượt cát của tụi tôi”.
Ban giám khảo là các thành viên diễn đàn cũng đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa nhưng có ý nghĩa thực tế, giúp ích cho cộng đồng mạng như quan niệm, lối sống khi bước chân vào chốn đô hội, làm thế nào để xin việc thành công... Người có nickname mcsecurity hỏi: “Theo bạn, chúng ta thay đổi biểu tượng Quảng Bình quan của tỉnh Quảng Bình như thế nào để theo kịp với nhịp sống ngày càng hiện đại, thể hiện rõ là một mảnh đất năng động hội nhập và phát triển?”.
Những tưởng là khó cho một sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM nhưng Nguyễn Phương Thảo (nick name là Cô gái nguy hiểm) đã trả lời rất suôn khi giải thích nguồn gốc, lịch sử. Và kết luận: “Nếu chúng ta thay đổi Quảng Bình Quan nói riêng hay các di tích lịch sử khác trên đất nước Việt Nam nói chung thì có lẽ nó sẽ không còn đúng cái giá trị cao cả đích thực của nó nữa. Tốt nhất ta nên trùng tu để Quảng Bình quan và những di tích khác có thể sống mãi với thời gian, luôn hướng về nguồn cội. Còn để chứng minh Quảng Bình là một mảnh đất năng động, hội nhập và phát triển thì cái đó nhờ vào sự cố gắng, sự thể hiện của bản thân mỗi người con đất Quảng”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.