Thứ tư, 22/01/2025, 04:10:38 AM (GMT+7)

Hồ tử thần vẫn đông vui bất chấp cảnh báo

(13:06:22 PM 25/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Hồ đá bên cạnh làng đại học quốc gia (ĐHQG) TP.HCM đã cướp đi hàng chục sinh mạng của những người đến tắm, vui chơi. Tuy vậy, nhiều sinh viên vẫn "đùa với hà bá" khi thản nhiên “phi” xuống hồ từ những vách đá sừng sững.

Hồ đá gần làng ĐHQG (thuộc P.Đông Hòa, thị xã Dĩ An, Bình Dương) được nhiều người gọi là “hồ tử thần” bởi đã có hàng chục sinh viên, công nhân bỏ mạng khi ra tắm, hoặc chọn hồ đá là nơi… tự tử. Theo thống kê chưa chính thức, số nạn nhân của hồ này đến nay là hơn 50 người.

Rất đông sinh viên tập trung tại những mỏm đá cao rồi liều mình phóng xuống hồ.

Hồ đá là tên gọi chung của 2 hồ được phân cách bởi con đường nội bộ của làng ĐHQG. Các hồ này được hình thành bởi con người, vì trước đây chỗ này là công trường khai thác đá. Người ta dùng mìn, xe cẩu đào khoét để lấy đá nên tạo thành lòng hồ sâu, dưới đáy lởm chởm đá cùng nhiều vực sâu nguy hiểm ẩn dưới dòng nước trong vắt.


Những pha biểu diễn rất nguy hiểm.


Đến nay nhiều người vẫn nhớ vụ chết đuối thương tâm của 4 nữ công nhân tại đây vào ngày 7/2/2012. Các công nhân này rủ nhau đến hồ đá chụp ảnh lưu niệm, nhưng 2 người không may trượt chân ngã xuống hồ. Hai nữ công nhân còn lại thấy bạn gặp nạn nhào đến cứu và cả 4 người chết đuối trong hồ. Mặc dù “hồ tử thần” đã lấy đi nhiều nhân mạng nhưng vào mỗi chiều, hàng chục người, đa số là sinh viên, vẫn kéo đến tắm và... trình diễn như người nhện.



Một nữ sinh thách thức "hà bá".


Bác Nguyễn Văn Tám, sống gần làng ĐHQG, cho biết hình ảnh sinh viên bay từ vách đá dựng đứng xuống hồ trở nên quen thuộc vì nó diễn ra hàng ngày nên dần dần không ai để ý. “Có lần tôi thấy nhóm sinh viên ra hồ cá độ xem ai “bay" đẹp hơn thì sẽ ăn tiền, có người làm trọng tài phân xử luôn”, bác Tám kể. Khi được hỏi vì sao hồ đá tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà vẫn đến tắm, các sinh viên cho biết nơi vui chơi giải trí trong làng ĐHQG quá ít, mà khu vực hồ đá có khung cảnh thơ mộng, mát mẻ nên là địa điểm thu hút họ, mặc dù biết nếu lỡ sa chân xuống sẽ dễ mất mạng.



Đáy hồ đá có nơi rất cạn...


Nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm tại đây là do người tắm... không biết bơi khi trượt xuống vực sâu. Ngoài ra hồ đá là nước ngầm chứ không thông với các con sông nên rất lạnh, dễ làm người tắm bị chuột rút trong khi bơi. Thế nhưng, như “điếc không sợ súng”, hàng ngày hàng chục sinh viên bất chấp nguy hiểm lao mình từ vách đá xuống lòng hồ thách thức “tử thần”.

 


... Nhưng cách một bước chân thôi là có thể trượt vào miệng vực sâu rất nguy hiểm.


Bên cạnh những vụ chết đuối, khu vực này chưa có đèn đường thắp sáng nên cũng là nơi lý tưởng để những đối tượng cướp giật, trấn lột hành nghề. Gần đây nhất là trường hợp em Phạm Ngọc Nh. (20 tuổi, sinh viên trường đại học Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM) và bạn gái là Huỳnh Thị Diễm Ch. (20 tuổi, sinh viên trường đại học KHXHNV) bị nhiều đối tượng tấn công cướp xe máy vào ngày 23/10/2012 khi lái xe gần hồ đá.

 


Cơ quan chức năng phát hiện một thi thể chết đuối ở hồ đá.


Dù chính quyền địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp như rào chắn, dựng biển cấm tắm nhưng vẫn không “ăn thua” với những sinh viên có “máu liều”.

Theo Infonet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hồ tử thần vẫn đông vui bất chấp cảnh báo

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI