Thứ sáu, 24/01/2025, 05:24:37 AM (GMT+7)

Hiệu quả mô hình phân loại rác tại nông thôn

(09:03:34 AM 20/05/2014)
(Tin Môi Trường) - Mô hình phân loại rác thải tại hộ gia đình do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phát động đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường, tạo không gian sống sạch đẹp hơn, nhất là tại những nơi chưa có dịch vụ thu gom rác.

Phân loại rác tại gia đình- Ảnh minh hoạ IE


Tham gia mô hình là các chị em của các hộ gia đình khu vực nông thôn. Họ được hướng dẫn cách xử lý rác thải gia đình theo từng loại rác nhằm bảo vệ môi trường. Các loại rác hữu cơ như: lá cây, vỏ rau củ, rác sinh hoạt bỏ vào hố chôn để làm phân bón; rác vô cơ như túi nilon, bao bánh kẹo để đốt; các loại vỏ chai được gom lại để bán phế liệu; các loại vỏ chai bao đựng thuốc trừ sâu được để xa khu vực dân cư sinh sống...

 

Bà Nguyễn Thị Chía, xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười cho biết: ở khu vực nông thôn không có xe thu gom rác, trước đây rác thải sinh hoạt của gia đình vứt lung tung, hiện tại được hướng dẫn phân loại, xử lý cụ thể từng loại rác.

 

Theo Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tháp Mười, toàn huyện có hơn 1000 hộ tham gia chương trình, bên cạnh việc phân loại rác thải trong gia đình, các loại chai nhựa chai thủy tinh gom lại để bán phế liệu, số tiền thu được để tiết kiệm (nuôi heo đất), cuối năm số tiền thu được sẽ gom lại để giúp đỡ gia đình phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trong tổ phụ nữ. Mô hình phân loại rác thải của hội phụ nữ ra đời đã phần nào giúp cải thiện môi trường ở nông thôn, thu hút sự hưởng ứng của nhiều hội viên.

 

Bà Hồ Thị Thủy, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tháp Mười cho biết: các chị em đều tham gia tích cực và còn hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình tham gia, tạo thói quen phân loại rác trong gia đình, thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định, không chỉ ở nhà mà đi bất kỳ nơi đâu đều phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Hàng tháng, các tổ phụ nữ còn tham gia thu gom rác ở các tuyến đường, tuyến kênh rạch tại địa phương. Trong thời gian tới, chương trình sẽ được triển khai trên toàn huyện và nhân rộng chương trình ra toàn tỉnh.

 

Mặc dù vẫn còn khó khăn do vùng nông thôn chưa có điều kiện xử lý triệt để các loại rác vô cơ, bước đầu, cách phân loại rác và xử lý của các gia đình nông thôn đã góp phần tích cực bảo vệ môi trường sống trong lành hơn.

Huỳnh Phúc Hậu-TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hiệu quả mô hình phân loại rác tại nông thôn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI