Cộng đồng
Giải thưởng Tôn Đức Thắng 2012: Hạnh phúc khi được cống hiến
(09:23:51 AM 17/08/2012)Ông Okamura Kenichi, Tổng Giám đốc Công ty Furukawa Automotive Parts Việt Nam (KCX Tân Thuận - TPHCM), đầy tự hào khi nói về anh Thái Anh Tuấn, quản lý sản xuất dây điện của công ty, một trong những người được trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng năm nay.
Theo ông Okamura Kenichi: “Anh Tuấn là người đam mê công việc, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt, anh đã có nhiều sáng kiến làm lợi cho công ty hàng tỉ đồng”.
Hết lòng trong công việc
Dù chỉ là một công nhân (CN) bình thường song anh Tuấn lại có thành tích đáng nể với 13 sáng kiến, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp (DN). Một trong những sáng kiến mà anh tâm đắc nhất là “Cải tiến tình trạng đứt dây điện ở bộ phận accumu” (bộ phận của máy bọc nhựa).
Anh Thái Anh Tuấn (trái) đang kiểm tra sản phẩm dây điện thành phẩm
Trong quá trình sản xuất, do thiết bị chạy với tốc độ cao nên tình trạng đứt dây điện thường xuyên xảy ra. Với kinh nghiệm của một người thợ lành nghề, anh Tuấn đã chế tạo và lắp thêm bộ phận điều chỉnh lực căng tự động, làm giảm lực căng của bộ accumu, hạn chế thấp nhất tình trạng đứt dây điện, vừa tiết kiệm thời gian lại giảm tiêu hao nguyên liệu.
Một sáng kiến nổi bật khác của anh Tuấn là khắc phục việc đứt dây điện do mối nối. Để đánh dấu vị trí mối nối giữa 2 cuộn dây điện sẽ có bộ phận làm trầy vị trí này. Song do lực ép quá mạnh khiến phần nhựa ngay vị trí mối nối bị dồn cục làm đứt dây.
Tình trạng này kéo dài khiến ban giám đốc rất lo lắng, bởi không chỉ phát sinh rác dây điện mà còn làm mất nhiều thời gian khắc phục. Việc thiết kế lại bộ làm dấu mối nối của anh Tuấn đã khắc phục triệt để khiếm khuyết này. Chỉ riêng sáng kiến này đã làm lợi cho công ty 196.478 USD/năm.
Liên tục cho ra đời những sáng kiến có giá trị, được đồng nghiệp nể trọng, song người CN này rất khiêm tốn: “Chỉ cần tinh ý trong khi làm việc thì sẽ phát hiện được sự cố hoặc những bất hợp lý trong quy trình sản xuất để sửa chữa, khắc phục”. Những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được anh truyền lại cho những người thợ trẻ. Gần 200 CN đã được anh huấn luyện, đào tạo để trở thành CN lành nghề...
Chuyên gia lan giống
Ra trường, được làm việc đúng chuyên môn được đào tạo đã giúp chị Vương Thị Hồng Loan, Phó Phòng Công nghệ sinh học ứng dụng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM), có điều kiện áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
Chị Vương Thị Hồng Loan đang kiểm tra sự tăng trưởng của cây con trong phòng nuôi cấy
Năm 2006, tên tuổi chị bắt đầu được giới trồng lan tại TPHCM biết đến khi xây dựng thành công quy trình nhân giống hoa lan Mokara cắt cành có giá trị kinh tế cao. Với việc sử dụng phát hoa giai đoạn 7-10 ngày tuổi làm nguồn nguyên liệu tái sinh chồi, chị đã nhân giống thành công hoa lan Mokara chất lượng cao trong sự thán phục của đồng nghiệp.
Giống lan này được thị trường đặc biệt ưa chuộng bởi rất đẹp, lại lâu tàn, khả năng kháng bệnh cao. “Lan Mokara là loài đơn thân, việc sử dụng nguồn nguyên liệu ban đầu là đỉnh sinh trưởng của cây mẹ sẽ gây tổn thương và có thể làm chết cây mẹ; trong khi đó, việc sử dụng phát hoa giai đoạn còn non vừa không làm tổn thương cây mẹ vừa có thể chủ động nguồn mẫu quanh năm và việc khử trùng mẫu cũng tương đối dễ dàng”- chị Loan kể.
Với giải pháp đó, trong năm 2006, chị Loan đã nhân giống các giống Mokara vàng chanh, vàng nến, cam đỏ lá quặt, vàng điểm... và chuyển giao được hàng chục ngàn cây giống Mokara các loại. Ngoài việc tham gia tạo ra nhiều giống lan chất lượng cao, chị Loan còn thành công trong việc rút ngắn thời gian nhân giống, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cho đơn vị.
Dù bận rộn với công tác nghiên cứu, song chị Loan vẫn dành nhiều thời gian để hỗ trợ, huấn luyện cho cán bộ, công nhân kỹ thuật. Sự tận tụy ấy của chị đã giúp trung tâm sở hữu một đội ngũ chuyên viên nghiên cứu, kỹ thuật viên, CN lành nghề. “Với tôi, đó vừa là trách nhiệm mà cũng là hạnh phúc”- chị Loan nói.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao TPHCM, ông Phạm Đình Dũng, nhận xét về chị: “Đó là một cán bộ kỹ thuật tâm huyết, say mê công việc và hết lòng chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.