Cộng đồng
Dịch vụ vệ sinh môi trường bền vững mang lại lợi ích lớn tại Việt Nam và trong khu vực
(20:01:35 PM 23/01/2014)Dịch vụ vệ sinh môi trường bền vững mang lại lợi ích lớn tại Việt Nam và trong khu vực- Ảnh :World Bank
Báo cáo thứ nhất, Đánh giá Lĩnh vực Vệ sinh Môi trường Đô thị Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương: Những hành động cần thiết, là báo cáo tổng hợp các nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề vệ sinh đô thị tại ba nước khu vực Đông Á – Thái Bình Dương gồm Indonesia, Phi-lip-pin và Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu những yếu tố cản trở sự phát triển lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị và đề xuất các biện pháp để các nước kể trên và các nước khác trong khu vực mở rộng và nâng cao dịch vụ vệ sinh đô thị một cách toàn diện và bền vững.
“Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỉ người sống trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo, trong đó 660 triệu người—tức là trên 25%—sống tại Đông Á – Thái Bình Dương,” ông Charles Feinstein, Giám đốc Ban Năng lượng và Nước của Ngân hàng Thế giới nói. “Điều kiện vệ sinh kém gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên đời sống của người dân, môi trường và nền kinh tế. Nhưng đáng mừng là đầu tư vào ngành vệ sinh môi trường lại mang lại lợi nhuận cao,” ông nói.
Báo cáo thứ hai, Đánh giá Hoạt động quản lý nước thải đô thị ở Việt Nam, tập trung nghiên cứu những thách thức mà Việt Nam đang gặp phải do môi trường bị ô nhiễm bởi quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh. Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của công tác xử lý nước thải tại Việt Nam và đề xuất các khuyến nghị tới các nhà hoạch định chính sách cấp trung ương, chính quyền địa phương và các đơn vị cung ứng dịch vụ.
“Trong vòng 20 năm qua Chính phủ Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong công tác xử lý nước thải đô thị, và những năm gần đây đã đầu tư khoảng 250 triệu đô la Mỹ mỗi năm vào lĩnh vực này,” ông Lê Duy Hưng, Chuyên gia Quản lý Đô thị Cao cấp, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. “Tuy vậy, để đáp ứng quá trình đô thị hóa nhanh thì đây vẫn là một lĩnh vưc đầy thách thức. Dự tính từ nay đến năm 2025 Việt Nam cần đầu tư khoảng 8,3 tỉ đô la Mỹ vào thu gom xử lý nước thải đô thị.”
Điều kiện vệ sinh kém gây tác động nghiêm trọng lên sức khỏe cộng đồng tại các nước trong khu vực, bao gồm các bệnh mạn tính do bệnh tiêu chảy gây nên và nguy cơ bị bệnh truyền nhiễm như dịch tả. Tình trạng vệ sinh kém cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Khu vực Đông Á đang đô thị hóa nhanh chóng, trong đó các thành phố là đầu tàu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mỗi năm tình trạng vệ sinh yếu kém đã làm thiệt hại cho Việt Nam, Phi-lip-pin và Indonesia lần lượt là 1,3%, 1,5% và 2,3% GDP.
Báo cáo đề xuất các giải pháp sau đây với các nhà hoạch định chính sách khu vực nhằm phát triển các thành phố lành mạnh, sạch sẽ và thịnh vượng lâu dài.
• Phát triển các chính sách tập trung vào con người: Bao gồm: a) lồng ghép các giải pháp vệ sinh môi trường với kế hoạch phát triển thành phố để loại trừ các bệnh lây qua đường nước và cải thiện điều kiện môi trường; và b) thiết kế và triển khai các chiến lược truyền thông để thông tin tới công chúng về lợi ích của giữ gìn vệ sinh môi trường vì đây là những nhân tố quan trọng đối với sự thay đổi trong lĩnh vực này.
• Thúc đẩy giải pháp kỹ thuật hiệu quả về kinh tế: Bao gồm : a) ưu tiên thu gom và xử lý nước thải và phân bùn vì chúng là tác nhân gây bệnh. Cách tiếp cận như vậy là cần thiết vì phần lớn người dân đô thị trong khu vực được tiếp cận với nhà vệ sinh nhưng chất thải của con người không được thu gom và xử lý hợp lý; và b ) áp dụng các chính sách môi trường khí hậu một cách thông minh để đảm bảo rằng tình trạng bất ổn do lũ lụt và biến đổi khí hậu được đưa vào trong kế hoạch quản lý nước thải, và sử dụng các sản phẩm vệ sinh môi trường có giá trị như chất rắn sinh học có thể được tái sử dụng làm nhiên liệu hoặc cho các mục đích nông nghiệp.
• Phát triển tổ chức thể chế bền vững để đảm bảo chất lượng dịch vụ: Bao gồm : a) bảo đảm rằng năng lực thể chế đủ để xây dựng và thực hiện các kế hoạch vệ sinh môi trường thành phố, trong đó nên kết hợp những mối quan tâm đến người nghèo; và b) kết hợp lồng ghép quản lý nước đô thị bằng cách kết hợp kinh doanh nước và nước thải vì đây là hai lĩnh vực có liên quan đến nhau và hỗ trợ sự phát triển cơ chế quản lý mạnh mẽ ở cấp địa phương để đảm bảo chất lượng dịch vụ .
• Xây dựng các kế hoạch tài chính khả thi: Bao gồm : a) bảo đảm vốn đầu tư sẽ cần nguồn lực công và phát triển khung chính sách chi tiêu để có các ưu tiên trong đầu tư.Chi tiêu công phải được đưa vào kế hoạch tài chính của chính quyền trung ương và địa phương ; và b) tối đa hóa việc sử dụng phí đóng góp của người sử dụng để đáp ứng chi phí hoạt động vận hành để dần loại bỏ phụ thuộc vào trợ cấp ngân sách, đảm bảo rằng dân cư đô thị được tiếp cận các dịch vụ khả thi về mặt tài chính.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Dịch vụ vệ sinh môi trường bền vững mang lại lợi ích lớn tại Việt Nam và trong khu vực
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.