Thứ ba, 25/02/2025, 00:07:06 AM (GMT+7)

Đẩy mạnh lồng ghép Lối sống sinh thái vào giảng dạy và hoạt động cho thanh niên Việt Nam

(16:05:57 PM 28/09/2016)
(Tin Môi Trường) - Ngày 28/9/2016, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Thúc đẩy Lồng ghép Lối sống sinh thái vào giảng dạy và hoạt động cho thanh niên Việt Nam”. Hội thảo với mục đích tìm ra các giải pháp cụ thể và thực tế cho các hoạt động đào tạo về lối sống sinh thái, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Hội thảo có sự tham dự của Ông Lê Trọng Hùng – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các trường Đại học; tổ chức Phi chính chính phủ; các nhà hoạch địch chính sách và các bên liên quan. 

 
Đẩy[-]mạnh[-]lồng[-]ghép[-]Lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]giảng[-]dạy[-]và[-]hoạt[-]động[-]cho[-]thanh[-]niên[-]Việ[-]Nam
Toàn cảnh buổi Hội thảo.
 
Chia sẻ tại Hội thảo, Ông Lê Trọng Hùng – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình bày và chia sẻ về những định hướng chính sách, những chương trình cụ thể liên quan đến phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, lối sống sinh thái trong giáo dục thanh niên, sự hợp tác các bộ ngành liên quan – hợp tác trong nước và quốc tế trong vấn đề này. Qua đó thấy rõ tính cấp thiết của lồng ghép các vấn đề bền vững vào trong thiết kế và phát triển chương trình dành cho sinh viên tại các trường đại học Việt Nam.
 
Đẩy[-]mạnh[-]lồng[-]ghép[-]Lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]giảng[-]dạy[-]và[-]hoạt[-]động[-]cho[-]thanh[-]niên[-]Việ[-]Nam
Ông Lê Trọng Hùng – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội thảo.
 
Đồng thời, tại Hội thảo Thạc sĩ Phùng Thanh Bình – Chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế Môi trường, Nông nghiệp và Tài nguyên Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh cũng đã giới thiệu về khung chương trình và hoạt động về môi trường và phát triển bền vững được lồng ghép thực hiện trong quá trình giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh. 
 
Ngoài ra, các đại biểu cũng đã cùng nhau chia sẻ trao đổi kinh nghiệm về cách thức lồng ghép Lối sống sinh thái vào chương trình giảng dạy hoạt động thanh niên và giảng đường; cơ hội và thách thức khi chúng ta thực hiện việc lồng ghép vào cách hoạt động giảng dạy hoạt động dành cho sinh viên.
 
Đẩy[-]mạnh[-]lồng[-]ghép[-]Lối[-]sống[-]sinh[-]thái[-]vào[-]giảng[-]dạy[-]và[-]hoạt[-]động[-]cho[-]thanh[-]niên[-]Việ[-]Nam
Các đại biểu chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm trong việc Lồng ghép Lối sống sinh thái trong chương trình Đại học.
 
Trong thời buổi hiện nay, thanh niên đóng vai trò là thế hệ kết nối và cởi mở nhất. Bằng việc nâng cao nhận thức về môi trường, kiến thức và kỹ năng thì chắc chắn trong tương lai họ sẽ đóng góp tích cực trong công cuộc bảo vệ hệ sinh thái bền vững, đưa ra nhiều sáng kiến sinh thái và nguyên tắc mới trong phát triển bền vững. Họ là những tác nhân mạnh mẽ tạo ra sự thay đổi tích cực và đóng vai trò then chốt trong quá trình hướng tới Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030. Vì thế, Liên hợp quốc đã dành hẳn ra một mục tiêu hướng đến việc phát triển kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết cho thanh niên để thúc đẩy phát triển bền vững và hội thảo này là hoạt động nằm trong khuôn khổ đó. 
Chương trình do Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) tổ chức nằm trong khuôn khổ dự án “Hợp tác hỗ trợ và phát triển giáo dục không chính thức và không chính quy nhằm vận động lối sống sinh thái, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu tại các trường đại học Việt Nam” với sự hỗ trợ từ Viện Rosa Luxemburg Stiftung Văn phòng Đông Nam Á.
HỒNG NHUNG -Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đẩy mạnh lồng ghép Lối sống sinh thái vào giảng dạy và hoạt động cho thanh niên Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI