Thứ ba, 21/01/2025, 04:07:29 AM (GMT+7)

Đằng sau bức ảnh cụ già “xin tiền xe đi về Hà Tĩnh”

(15:27:31 PM 24/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh người đàn ông già nua, khắc khổ vật vạ khắp ga tàu, bến xe với tấm biển “Xin tiền về quê Hà Tĩnh” đã khiến cư dân mạng "nổi sóng".

Đằng[-]sau[-]bức[-]ảnh[-]cụ[-]già[-]“xin[-]tiền[-]xe[-]đi[-]về[-]Hà[-]Tĩnh”
Bức ảnh “Xin tiền xe đi về Hà Tĩnh” khiến cộng đồng mạng chao đảo.

 

Bức ảnh người đàn ông già nua, khắc khổ vật vạ khắp ga tàu, bến xe với tấm biển “Xin tiền về quê Hà Tĩnh” treo trước ngực, cùng với đó là thông tin bị con cái hắt hủi, phải lang bạt kiếm việc làm khắp Nam chí Bắc, đã khiến cư dân mạng vừa căm phẫn các con của ông, vừa kêu gọi quyên góp giúp đỡ để ông có thể về quê.

Thế nhưng, từ thông tin có được, tìm về quê nhà người đàn ông này mới biết, thực tế không như vậy. Ông có vợ con, nhà cửa đàng hoàng nhưng đã “mưu sinh” bằng nghề này suốt 23 năm qua, khiến người thân rất phiền lòng.

23 năm “xin tiền xe đi về Hà Tĩnh”

Ngày 15/8, trên mạng xã hội Facebook lan truyền chóng mặt hình ảnh do một nickname có địa chỉ tại tỉnh Trà Vinh, đưa thông tin lên diễn đàn “Tin tức Trà Vinh” về một người đàn ông khắc khổ, tiều tụy, với tấm biển trước ngực “Xin tiền xe đi về Hà Tĩnh”.

Cùng với đó là tấm giấy chứng minh nhân dân cho thấy, danh tính người đàn ông này là Nguyễn Văn Tiến (SN 1956), trú xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Nội dung thông tin như sau: “Mọi người ơi giúp ông với. Ông ở Hà Tĩnh có con trai đi làm xa, ở với con dâu nhưng không ở được, mượn hàng xóm 1 triệu đồng đi vào Nam tìm việc.

Ở Sài Gòn được 5 ngày, không tìm được việc, xin tiền xuống Trà Vinh được 15 ngày. Ông tìm việc khắp nơi nhưng vì quá tuổi lao động và ở tỉnh khác nên không ai chịu mướn, hàng ngày, sáng ông xin bánh mì không của tiệm bánh mì Hồng Ngọc, trưa thì xin cơm ăn, tối ngủ trước cổng siêu thị, không mùng mền.

Ông bảo chỉ cần xin đủ tiền về quê, dù sao cũng có hàng xóm chứ ở đây khổ quá, không việc không ăn uống, lại bị bệnh không ai lo. Mình có hỏi ông xin được bao nhiêu rồi, ông bảo chỉ hơn 100k (100 nghìn) thôi, về Hà Tĩnh chắc tầm 1 triệu. Ai có lòng ủng hộ ông thì đến trước cổng siêu thị Co.opmart Trà Vinh nha”.

“Diễn đàn Trà Vinh” là một trang mạng có gần 4.000 thành viên, nên sau khi thông tin được đưa lên, hàng trăm người đã vào bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ và tìm mọi cách để quyên góp tiền bạc giúp ông Tiến có tiền để về quê.

Trong khi đó, từ thông tin có được qua tấm giấy chứng minh nhân dân được đưa lên diễn đàn, chúng tôi đã tìm về nhà riêng của ông Nguyễn Văn Tiến ở Hà Tĩnh, với mục đích tìm hiểu rõ hoàn cảnh, để kêu gọi sự chung tay, giúp đỡ của cộng đồng và làm rõ trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ cũng như vai trò của chính quyền địa phương.

Ngày 20/8, chúng tôi tìm về xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, hỏi thăm đường đến nhà ông Tiến, nhiều người nhiệt tình chỉ dẫn, đồng thời cho biết, ông Tiến ít khi ở nhà mà hay đi lang thang đây đó. Người dân bản địa hết sức ngạc nhiên trước thông tin ông Tiến bị vợ con hắt hủi, phải đi xin việc làm và không có tiền để về quê, phải vạ vật nơi xứ người.

Thông tin này khác hẳn với những gì trên mạng xã hội lan truyền, và chúng tôi đã quyết tâm làm rõ sự thật đằng sau câu chuyện xin tiền xe về quê. Quả thật, từ những gì nắm bắt được tại địa phương, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ về người đàn ông khốn khổ trên mạng xã hội này.

 

Đằng[-]sau[-]bức[-]ảnh[-]cụ[-]già[-]“xin[-]tiền[-]xe[-]đi[-]về[-]Hà[-]Tĩnh”
Ngôi nhà của vợ chồng ông Tiến ở Hà Tĩnh.


"Không chỉ chính quyền mà người thân cũng rất mất mặt"


Tại căn nhà của cậu trai út, bà Trần Thị T. (SN 1959), người vợ thứ hai và cũng là vợ hiện tại của ông Tiến, buồn rầu cho biết: “Đã 23 năm nay rồi, ông ấy cứ bỏ đi triền miên như vậy.


Nhà có khó khăn gì cho cam, vợ và các con cháu thừa sức làm việc để cho ông ấy có cuộc sống đủ đầy, nhưng ông vẫn cứ thích đi như vậy. Con cháu khuyên bảo, thậm chí người dưng thấy thương tình, chở về tận nhà, nhưng được vài hôm lại bỏ đi. 

 

Hơn hai chục năm nay, ông ấy nhờ người viết cho tấm biển như vậy để xin tiền. Mà có nhiều nhặn gì đâu, bởi mỗi lần trở về, ông ấy lúc nào cũng chỉ có hai bàn tay trắng”.

 

Đoạn, bà T. cho biết thêm, bà là người vợ hợp pháp thứ hai của ông Tiến, trước khi đến với nhau, ông Tiến đã có một đời vợ. Hai vợ chồng có với nhau 3 mặt con.

 

Trước đây, khi con cái còn nhỏ thì cuộc sống có phần vất vả, nhưng cũng không đến độ phải chạy ăn từng bữa. Nay các con đều đã lập gia đình, hàng tháng đều chu cấp cho bố mẹ.

 

Hai ông bà nhận 2 sào ruộng khoán, chăn nuôi thêm một con bò, nhà cấp 4 xây dựng kiên cố, nên không có gì gọi là nghèo khó so với các hộ dân khác.

 

Anh Nguyễn Văn T. (SN 1992), con trai út của hai ông bà, cho biết đã rất nhiều lần mấy mẹ con điện thoại, thuyết phục kêu ông Tiến về đoàn tụ gia đình, nhưng ông đều từ chối. Bản tính ông Tiến thích lang thang như vậy đã mấy chục năm nay, kể từ khi anh T. mới sinh ra.

 

“Ba anh em chúng tôi dù không giàu có, nhưng vẫn đảm bảo được cuộc sống cho cha mẹ. Song, cha vẫn cứ bỏ nhà đi. Mấy ngày vừa qua, khi thông tin, hình ảnh về cha được đưa lên mạng xã hội, bạn bè tôi khắp nơi gọi điện hỏi thăm khiến bản thân rất xấu hổ.

 

Tìm cách liên lạc với cha nhưng ông nghe máy, bảo nhất quyết không về, đang xin tiền đủ để ra Hà Nội hành nghề ăn xin, rồi tắt máy từ mấy ngày qua”.

 

Từ sâu tận đáy lòng, bà T. và các con, cháu đang rất mong ông Tiến sớm trở về quê để cha con, vợ chồng ông cháu sum họp với nhau. Chứ thân già cứ lang thang rày đây mai đó như vậy, ngộ nhỡ có chuyện gì xảy ra cũng không biết phải cầu cứu đến ai giữa chốn đất khách quê người.

 

Ông Thái Văn Cầu, Xóm trưởng xóm 6 xã Cẩm Lĩnh, nơi gia đình ông Tiến đang sinh sống, cho biết gia đình ông này thuộc vào hạng trung bình, từ trước đến nay chưa bao giờ được bình xét là hộ nghèo hay cận nghèo.

 

Ở trong xóm nhiều hộ còn khó khăn hơn nhiều, nhưng không có ai hành nghề ăn xin lạ đời như ông Tiến.

 

Ông Trần Đình Lam, Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh, tỏ vẻ bức xúc, cho rằng chính ông Tiến đang làm mất thể diện địa phương. “Đây không phải là lần đầu ông Tiến bày trò “Xin tiền xe về quê Hà Tĩnh”, mà trước đó, để xin tiền, ông này đã làm đủ trò, thậm chí là tự băng bó chân tay, giả vờ bị gãy để xin tiền người khác.

 

Điều đáng nói, ông Tiến làm vậy nhưng không hề biết xấu hổ, vẫn nói ra tên tuổi, quê quán của mình khiến không chỉ chính quyền mà người thân trong gia đình cũng rất mất mặt”.

 

Ông Chủ tịch xã khẳng định, thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ phối hợp với các ban ngành liên quan, kiên quyết đưa ông Tiến về quê và có biện pháp để không cho ông này rời khỏi địa phương nữa.

 

Thực tế, từ sau khi bức ảnh “Xin tiền xe về quê Hà Tĩnh” kèm thông tin ông Tiến bị khốn khổ, ngược đãi, lan truyền trên mạng xã hội, chính quyền xã Cẩm Lĩnh và gia đình ông Tiến ở quê đã nhận được rất nhiều điện thoại. Lạ có, quen có, người thân và cả cấp chính quyền cao hơn, phần lớn là trách cứ gia đình và địa phương đã để xảy ra tình trạng như vậy, làm xấu hình ảnh người Hà Tĩnh.

 

Ngay sau khi nắm được thông tin thật về vụ việc này, nhóm phóng viên chúng tôi đã lập tức liên hệ với người quản lý diễn đàn đã đưa thông tin này lên và ngay sau đó, thông tin đã được gỡ khỏi diễn đàn. Được biết, hiện nay, người con trai cả của ông Nguyễn Văn Tiến đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã lên đường đi Trà Vinh để tìm tung tích cha mình.

Theo Thành Sơn/PNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đằng sau bức ảnh cụ già “xin tiền xe đi về Hà Tĩnh”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI