Thứ tư, 22/01/2025, 21:01:02 PM (GMT+7)

Cây mai dương đang… bành trướng

(09:44:54 AM 07/08/2013)
(Tin Môi Trường) - ĐBSCL đang bước vào mùa mưa lũ. Đây cũng là thời điểm cây mai dương sinh sôi nảy nở hơn bao giờ hết

 Cây mai dương không chỉ xuất hiện dày đặc ở nông thôn mà “tấn công” cả đô thị. Thế nhưng, các ngành chức năng dường như… bó tay trước loài sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm này.


Tiếng “kêu cứu” từ ruộng vườn

Những ngày này, đi dọc Quốc lộ Nam sông Hậu, đâu đâu cũng thấy sự hiện diện của cây mai dương. Đứng trên đỉnh cầu Cái Cui giáp ranh giữa quận Cái Răng (TP Cần Thơ) và huyện Châu Thành (Hậu Giang), anh Bùi Thanh Tòng chỉ tay về phía vườn cam sành của mình, than vãn: “Cây mai dương đã bao vây cả vườn cam. Chúng không chỉ “giành” nguồn phân mà còn che phủ ánh sáng khiến cây cam bị vàng lá, cằn cỗi”.

Cạnh vườn cam của anh Tòng là vườn chôm chôm của ông Chín Kiệu mới trồng lại hơn một năm. Diện tích khu vườn nhà ông Chín Kiệu khoảng 2 công đất nhưng bị mai dương bao kín hơn phân nửa. “Chỉ sau một đêm, cây mai dương có thể phát triển thành nhiều thảm mới dưới gốc cây chôm chôm. Nửa tháng sau, nó có thể mọc cao bằng đứa bé 6 tuổi” - ông Chín Kiệu cho biết.
 

 

Người dân ĐBSCL đã dùng mọi cách để tiêu diệt nhưng cây mai dương vẫn phát triển. Ảnh: PHẠM CÔNG
 
Hai xã Tân Lược và Tân Quới của huyện Bình Tân (Vĩnh Long) gần đây phát triển khá nhanh diện tích trồng đậu nành và cây mè. Tuy nhiên những ngày này, xen lẫn trong ruộng mè, ruộng đậu nành là cây mai dương. Những mô đất có sự hiện diện của mai dương thì đậu và mè trở nên èo uột. 

Nguy hại hơn, hiện trên cánh đồng lúa của người dân ở các phường trong quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) đang bị cây mai dương bủa vây tứ phía. Nhìn từ xa, ai cũng nghĩ đó là cây điên điển mọc vào mùa mưa lũ nhưng đến gần thì mới nhận ra đó là cây mai dương.

Không chỉ phát triển nhanh ở vùng nông thôn, hiện nay, cây mai dương đang tràn ngập các KCN bỏ hoang hoặc các khu đô thị “treo” ở thành thị. Dọc Quốc lộ 1 qua địa phận huyện Long Hồ (Vĩnh Long), cây mai dương cao trên 2 m đang phủ đầy những lô đất trống của KCN Hòa Phú. Tại TP Cần Thơ, khu Nam Cần Thơ cách nay 10 năm được nhiều người kỳ vọng sẽ mau chóng trở thành khu đô thị tuyệt đẹp của Tây Đô. Thế nhưng, đối nghịch với sự “đóng băng” của thị trường địa ốc là sự phát triển ồ ạt của “thị phần” mai dương. Loài cây xâm hại này bao chiếm gần hết mặt tiền phía trước các khu đô thị Nam Long, Phú An, Hưng Phú…

Phải chấp nhận sống chung

Theo các nhà khoa học, cây mai dương hay còn gọi là cây trinh nữ trâu, trinh nữ tây hoặc cây xấu hổ... Loại cây này có thể mọc khắp nơi và rất khó tiêu diệt. Nó xâm nhập vào Việt Nam khoảng năm 1984 và làm thay đổi thảm thực vật, hệ động vật cũng như gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của dân cư trong vùng. Trong đó, Vườn Quốc gia Tràm Chim được xem là nơi “định cư” đầu tiên của loài thực vật ngoại lai ở ĐBSCL. 

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim, cho biết trước đây cây mai dương xuất hiện chủ yếu ở khu vực A4 của vườn qua hệ thống kênh mương dẫn nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về. Sự phát triển “thần tốc” của nó khiến các loại cây khác ở đây mau chóng biến mất. Hiện lực lượng PCCC của vườn cùng với người dân địa phương đang tập trung nhiều biện pháp nhằm khống chế loài cây này trong phạm vi 280 ha từ khu vực A3 đến A5 và một phần A1.

Cũng theo ông Hùng, để bảo đảm về môi trường trong việc đa dạng vùng đất ngập nước theo các tiêu chí của khu Ramsar, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tràm Chim tuyệt đối không sử dụng thuốc hóa học mà chủ yếu diệt cây mai dương bằng các phương pháp thủ công như chặt, cuốc gốc rồi gom lại đem đốt bỏ vào mùa khô và nhổ tận gốc mỗi đầu mùa lũ. Phần mai dương mọc dọc các bờ đê thì cho người dân tận dụng làm thức ăn cho dê. 

“Tuy nhiên, tất cả biện pháp này cũng chỉ mang tính đối phó chứ không thể diệt được một cách triệt để. Hiện chúng tôi đang trồng một số cây bản địa như lau, sậy và các loại dây leo nhằm hạn chế sự phát tán của mai dương. Trong lúc chờ các nhà khoa học tìm ra giải pháp hữu hiệu thì chúng tôi vẫn phải thực hiện phương pháp thủ công như đã từng làm để “sống chung” với nó chứ không còn cách nào khác” - ông Hùng lo ngại.

Ốc bươu vàng vẫn sinh sôi

Cũng như cây mai dương, ốc bươu vàng ở ĐBSCL hiện đang sinh sản với tốc độ chóng mặt. Mặc dù người dân đã áp dụng nhiều biện pháp để tiêu diệt nhưng xem ra hiệu quả mang lại không như mong muốn. Nếu như chuột đồng là nỗi lo lắng của người trồng lúa lúc chuẩn bị thu hoạch thì ốc bươu vàng lại là nỗi ám ảnh của nhà nông khi cây lúa ở giai đoạn đầu phát triể

 

Theo NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cây mai dương đang… bành trướng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI