Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Thứ bảy, 18/01/2025, 07:55:37 AM (GMT+7)
Cây mai dương mọc tràn lan, Kon Tum huy động diệt trừ
(13:26:48 PM 27/07/2019)(Tin Môi Trường) - Cây mai dương đang phát triển mạnh tại các vùng bán ngập thuộc TP.Kon Tum và huyện Đăk Tô, Sa Thầy. Trước tình hình này, UBND tỉnh Kon Tum vừa có chỉ đạo huy động các ngành và địa phương vào cuộc diệt trừ loại cây hại này.
>> Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum >> Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện >> Nhiều sai phạm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ở Kon Tum >> "Động đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum chưa đến mức cảnh báo rủi ro" >> Phát hiện ‘kho báu’ về đa dạng sinh học cần được bảo tồn tại Kon Tum
Cây mai dương đang phát triển mạnh đe dọa sản xuất nông nghiệp ở Kon Tum - Ảnh: D.X
Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum vừa cho hay: Để ngăn chặn, diệt trừ và hạn chế những tác động bất lợi do sự phát triển mạnh của cây mai dương, UBND tỉnh vừa ban hành công văn về việc triển khai cấp bách các biện pháp ngăn chặn và diệt trừ cây hại trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, chỉ đạo các sở ban ngành và các đơn vị thuộc tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, học sinh từ cấp tỉnh đến cấp xã và nhân dân về những tác hại và các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát và diệt trừ cây mai dương, không để cây phát triển ra diện rộng.
Huy động lực lượng tham gia, chỉ đạo quyết liệt, tập trung, đồng bộ để diệt trừ, loại bỏ sự phát triển và xâm lấn của cây mai dương góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo rà soát và xây dựng kế hoạch ngăn chặn sự phát triển, diệt trừ cây hại và huy động các lực lượng tiến hành chặt sát gốc cây, đào rễ và phơi khô sau đó đem đốt diệt trừ cây cho từng vùng, từng giai đoạn từ nay đến 2020 cơ bản diệt trừ được cây mai dương. Tuyên truyền, vận động, khuyến khích chủ sở hữu đất chủ động ngăn chặn và diệt trừ cây mai dương cho đến khi tiêu diệt hoàn toàn loại cây này.
Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT cung cấp tài liệu, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố để nhận diện và có biện pháp diệt trừ cây mai dương hiệu quả. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo và đề xuất các giải pháp ngăn chặn và tổ chức diệt trừ cây mai dương.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, cây mai dương (hay còn gọi là cây ngưu ma vương, trinh nữ thân gỗ, mắc cỡ Mỹ, trinh nữ nâu, trinh nữ móc, mắc mèo..., tên khoa học là mimosa pigra) đang phát triển mạnh tại các vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Ya Ly thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thầy và sông Đăk Bla, thành phố Kon Tum; lòng hồ thủy điện Plei Krông, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô và tại một số vùng sông suối khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum gây tác động xấu đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cũng như sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trên địa bàn tỉnh, đồng thời tác động xấu đến các loài sinh vật bản địa cũng như các hệ sinh thái đặc thù của địa phương.
Thạch Châu (MTG)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hơn 750ha rừng thông ở Nghệ An bị sâu róm ăn trụi lá
- Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam
- Cây Hoa nhài đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
- Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
- Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.