Thứ tư, 22/01/2025, 03:58:36 AM (GMT+7)

Canh cánh nỗi lo của dân vùng nhiễm xạ

(11:32:39 AM 28/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Người dân bản Dấu Cỏ, xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ vẫn chưa thể “an cư, lạc nghiệp”. Niềm vui được di dời ra khỏi vùng nhiễm xạ để đến nơi ở mới chưa được bao lâu, lại thêm nỗi lo mới lại ập đến, đó là làm gì để sinh sống khi ra nơi ở mới.

Một góc của bản nhiễm xạ Dấu Cỏ

 

Năm 2004, các nhà khoa học đã đến khảo sát, phân tích hiện trạng môi trường khu vực Dấu Cỏ, xã Đồng Cửu và kết luận: toàn khu vực này đã bị nhiễm xạ cao gấp 3 lần mức độ cho phép và buộc phải di dân ra khỏi vùng nhiễm xạ mới đảm bảo được sức khỏe của người dân. Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm đã cắm mốc cảnh báo và khoanh vùng khu vực nhiễm xạ không an toàn.

Theo điều tra tình hình sức khỏe, bệnh tật của người dân ở khu vực nhiễm xã thì nhiều trường hợp sẩy thai, vô sinh, thiểu năng trí tuệ, đao, thai dị dạng hay chết non... đều do ảnh hưởng của phóng xạ. Điển hình như chị Nguyễn Thị Sỹ bốn lần mang thai thì hai lần sẩy; bà Đinh Thị Sơn năm lần mang thai thì một lần đẻ non, bốn lần sinh con ra thì chết yểu. Thậm chí, có người sáu, bảy lần sinh nở, nhưng cũng chỉ được một, hai đứa trẻ được sinh ra còn sống sót. Đã có những người bỏ bản chuyển ra khu vực khác sinh sống để mong mỏi sinh hạ được những đứa con khỏe mạnh...

Không thể để bà con sinh sống mãi trong khu vực ảnh hưởng nhiễm xạ nguy hiểm, giữa năm 2010, UBND tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình khu tái định cư di dân ra khỏi vùng ảnh hưởng nhiễm xạ và thiên tai xã Đông Cửu. Công trình có tổng kinh phí hơn 25 tỷ đồng, trên tổng diện tích 64.596 m2 bao gồm các hạng mục công trình: San nền, đường giao thông gồm một tuyến chính và hai tuyến phụ với tổng chiều dài 2.284,95m, (trong đó, tuyến chính từ xóm Mu đi qua khu tái định cư sang xã Đông Cửu với chiều dài 1,7km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, nền đường rộng 6,5m. Hai tuyến còn lại thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A); hệ thống thoát nước; hệ thống cấp điện với một trạm biến áp 100KVA-35/0,4KV, 680m đường dây 35KV, cột bê tông ly tâm CL12B…

Ông Hà Đức Vụ - Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Cửu cho biết, điều kiện sống ở khu tái định cư tốt hơn hẳn. Giao thông thuận lợi, có điện lưới, nước. Mỗi hộ được khoảng 400m2 thoải mái làm nhà, sân, vườn. Nhưng đây mới chỉ giải quyết được vấn đề chỗ ở cho người dân, không có đất canh tác. Đồng bào dân tộc ở đây vẫn phải quay về khu vực nhiễm xạ để canh tác. Không ai giám chắc những nông sản được trồng trên đất nhiễm xạ không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Mục tiêu đưa bà con ra khỏi vùng ảnh hưởng nhiễm xạ nguy hiểm chưa trọn vẹn.

Theo anh Lê Văn Chiêu - Trưởng khu Dấu Cỏ, bà con dân bản mong mỏi dự án sớm hoàn thành để nhanh chóng được di dời, nhưng ai cũng lo. Cả bản Dấu Cỏ giờ chỉ còn 19 gia đình với 81 nhân khẩu. 100% các hộ đều thuộc diện nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, nên có muốn chuyển nhà cũng “lực bất tòng tâm”. Nguồn sống chủ yếu của chúng tôi trên này là hơn 2ha lúa nước, gần hai chục ha rừng sản xuất và tiền khoán bảo vệ chăm sóc khoảng trăm ha rừng. Về khu tái định cư, ruộng vườn không có, làm gì mà sống…

Hiện nay, dự án tái định cư tại xã Đông Cửu đang gấp rút thi công sớm hoàn thành để di dân ra khỏi vùng ảnh hưởng nhiễm xạ và thiên tai. Tuy nhiên để người dân bản Dấu Cỏ thực sự “an cư, lạc nghiệp”, thoát ly hẳn khu vực ảnh hưởng nhiễm xạ vẫn rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương.

Được biết, không riêng ở bản Dấu Cỏ bị nhiễm xạ, mà ở xóm Trầu (xã Đông Cửu) và các xã lân cận như Kim Thượng, Vinh Tiền, Văn Miếu cũng bị ảnh hưởng nhiễm xạ. Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ đang phối hợp với Liên đoàn địa chất xạ hiếm Việt Nam thực hiện Đề án nghiên cứu đánh giá sự nhiễm xạ tại khu vực này. Dự kiến đến hết năm 2013 mới có kết luận chính thức về vấn đề này.

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Canh cánh nỗi lo của dân vùng nhiễm xạ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI