Thứ tư, 22/01/2025, 21:00:02 PM (GMT+7)

Cần hỗ trợ di cư do biến đổi khí hậu

(09:30:50 AM 05/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Khi phải đối mặt với những biến động về môi trường, di cư là một lựa chọn. Các quan sát cho thấy ngày nay người dân không bất lực và cam chịu đứng nhìn mà đã đi tìm sinh kế mới ở những vùng đất mới, và thường là ở ngay trên đất nước mình. Điều này cho thấy sự cần thiết phải có những chính sách hỗ trợ người dân di cư do biến đổi khí hậu.

 Câu chuyện từ Bangladesh

 

Nông dân vùng nhiệt đới như ở Bangladesh sẽ làm gì khi mà năm này qua năm khác cảnh tượng họ thấy là đất đai nứt nẻ, nhà cửa bị ngập nước thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu?

 

Một nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Di dân và Người  tị nạn, Đại học Dhaka tại  14 ngôi làng thuộc ba khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán, lũ lụt và bão cho thấy người dân đang dời quê hương để tìm kế mưu sinh.

 

Tại các thành phố ở Bangladesh, đặc biệt là Dhaka ngày càng nhiều nông dân rời bỏ những nông trại làm ăn không hiệu quả để đi làm việc tại các thành phố.

 

Đàn ông thường tìm việc trong các công trình xây dựng, kéo xe, bán hàng rong; trong khi phụ nữ thì thường làm trong các xí nghiệp may mặc; người có học thức có thể tham gia vào ngành công nghiệp dịch vụ.

 

Những người dân Bangladesh tin rằng họ có thể chủ động giảm thiểu thiệt hại do thời tiết cực đoan. Chẳng hạn khi đất canh tác bị ngập hoặc bị nhiễm mặn, người ta có thể tới thị trấn, kéo xe hoặc bán đồ chơi để kiếm sống qua ngày, rồi sau đó trở về nhà hy vọng vào một mùa vụ tốt hơn.

 


Ảnh: Globaldashboard.org

 

Di cư là một biện pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu

 

Thông thường, khí hậu không phải là một nguyên nhân của di cư, tuy nhiên trong thực tế, di cư hiện đang là một chiến lược thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, giúp mọi người chuẩn bị và phục hồi sau các tác động và biến động môi trường.

 

Mặc dù vậy, di cư vẫn thường được xem là kết quả của sự thất bại trong phát triển nông thôn, chứ không phải là minh chứng cho sự thích ứng thành công đối với biến đổi khí hậu. Chính vì vậy người dân nhận được rất ít hỗ trợ để rời khỏi khu vực dễ bị tổn thương, tìm các khu định cư mới hay trở về nhà. Cuối cùng, họ thường dừng chân trong các khu ổ chuột, khu định cư tạm bợ ven các thành phố, những nơi dễ bị ảnh hưởng do lũ lụt và các rủi ro khác.

 

Các nhà hoạch định chính sách cần coi giúp đỡ người dân rời khỏi vùng nguy hiểm như một cách để đối phó với biến đổi khí hậu, nếu không, những con người nghèo khổ đó có thể vô tình di chuyển tới các khu vực dễ bị tổn thương hoặc vẫn bị kẹt trong các điều kiện sống nguy hiểm.

 

Các chính sách hạn chế di cư hiện tại chỉ làm trầm trọng thêm tình hình. Để giải quyết vấn đề, các quốc gia cần có các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho di cư nội địa trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn như một hình thức để thích ứng với biến đổi khí hậu. Mở rộng các tuyến đường di cư hiện có hay thừa nhận di cư là một hình thức thích nghi hiệu quả với biến đổi khí hậu.

MAI NGỌC (Diễn Đàn Đầu Tư)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần hỗ trợ di cư do biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?

(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa

(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI