Cộng đồng
Cầm cố chim cảnh mùa Euro
(10:10:36 AM 22/06/2012)
Cầm đồ mùa Euro với xe máy, laptop, điện thoại... không còn là chuyện mới. Thế nhưng, mùa Euro năm nay, một số điểm làm ăn theo thời vụ đã đưa ra quảng cáo nhận cầm cố chim cảnh. Những quảng cáo này xuất hiện trên mạng Intenet, chủ yếu trong các diễn đàn rao vặt và thu hút khá đông khách hàng quan tâm.
Anh T (Một người nhận cầm cố chim cảnh) cho hay: "Hiện nay, nhiều người thích nuôi chim cảnh. Nên đưa ra dịch vụ này để khác lạ hơn, cầm cố chim cảnh cũng không lo bằng cầm cố các thứ đồ như xe cộ, điện thoại... do hay dính hàng trộm cắp". Theo lời một số người nhận cầm cố chim, mặt hàng này không tốn nhiều mặt bằng như các đồ đạc khác. Bên cạnh đó, người giữ có thêm chim treo trong nhà cũng thú vị hơn là ngồi ngắm những chiếc xe máy, tivi... "vô hồn"
Các điểm nhận cầm cố chim cảnh chỉ nhận những chim đấu giàn, không khuyết tật và thuộc dòng chim "giữ". Đây là những con chim đã được huấn luyện, thi hót nhiều lần, không bị ngoái lộn hay mất móng.
"Chim được chuộng nhất hiện nay là chào mào, than, lửa, đất... một số nơi còn nhận cầm chim họa mi. Nhưng, tôi không cầm chim họa mi, phải thuộc hàng chim hay tôi mới cầm", một người kinh doanh dịch vụ cầm cố chim cho biết thêm.
Mặc dù là dịch vụ mới, nhưng các điểm cầm cố chim cũng khá đông khách. Từ đầu mùa Euro lại nay, mỗi điểm trung bình thu nhận từ 5 - 10 con chim.
|
Chim đấu giàn càng nhiều lần sẽ có giá càng cao khi cầm cố |
Sở dĩ, chỉ có những loại chim đấu giàn hoặc chim "cọp" - như lời của giới trong nghề mới nhận cầm là do lo ngại về tình trạng tranh cãi với chủ nhân về những đặc điểm của chim khi đến kỳ hạn. Thêm nữa, giá bán của các loại chim thông thường chỉ dao động từ 500.000 đồng- 1 triệu đồng/con, trong khi nhu cầu cầm tiền của những người cần tiền Euro ít nhất cũng 3 triệu đồng trở lên.
Chủ một điểm kinh doanh dịch vụ cầm cố chim tại TP.HCM chia sẻ:"Nhận chim không dữ, không hoặc bị khuyết tật sợ lắm, tới úc hết Euro, người đưa chim đi cầm có thể cãi lúc đầu chim đều biết hót hoặc đủ tiêu chuẩn... Giá bán chim thường rẻ, người đi cầm cố nhận một số tiền lớn đến khi họ không có khả năng thanh toán, tôi cũng chẳng làm gì được với con chim đó, thậm chí bán có khi còn lỗ mà cũng chẳng ai mua".
Lợi nhuận cả chục triệu đồng?
Trong vai người cần gửi cầm cố chim cảnh, một số điểm kinh doanh cho hay, mức lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/ngày. Về chi phí chăm sóc chim, miễn phí hoặc tốn một khoản nhất định.
|
Những chim được nhận cầm cố thường không khuyết tật, đấu giàn tốt, hót hay. |
"Trước khi nhận cầm chim cảnh, tôi phải xem kỹ loại chim, đặc điểm của chim... mới có thể định giá chính xác. Thông thường, nếu chim được chấp nhận thì cầm được trong khoảng 3-5 triệu đồng. Nếu chim đấu giàn tốt thì có thể hơn. Hàng ngày, chim được tắm, ăn đồ ăn sạch, tắm chu đáo với mức phí khá rẻ tính theo ngày", chủ một điểm kinh doanh cầm chim cảnh nói. Thời gian cầm đồ kéo dài khoảng 1 tháng trở lại, nhưng cũng có một số nơi chấp nhận cầm lâu hơn. Đối với những điểm này, có thể cầm từ 1-2 tháng, khi nhận thấy đến hạn mà chủ nhân chưa có khả năng thanh toán thì sẽ có thông báo.
Chủ nhân một chú chim cảnh đã được cầm cố cho biết, với nhu cầu khách đông thì cả mùa Euro tiền lãi của người nhận cầm khá lớn. Mỗi người cầm đồ thường nhận 5-6 con chim, do phải chọn lựa dù số khách muốn cầm cố lên đến vài chục người. Thông thường, người cầm cố ít khi lấy lại do quay vòng tiền không kịp.
"Cầm cố chim cảnh thường là những người trẻ, giật gấu vá vai xong thì không biết lấy nguồn nào để thu về. Căng lắm thì cũng chỉ có một nửa số chim được thu về, còn lại hầu như là chim cảnh về chủ cầm đồ hết", chủ nhân này cho hay.
Với mức giá hiện tại, một số chim khôn, đấu giàn tốt... bán ra được giá cao hơn 2-3 triệu đồng so với mức định giá lúc nhận vào. Vì vậy, chỉ cần 5 con chim cảnh tốt loại này không được chủ nhân thu về thì tiền lãi thu được trên dưới 15 triệu đồng.
Ngoài nhận cầm cố chim cảnh, nhiều loại lồng chim làm từ vật liệu đắt tiền với kiểu trang trí cầu kỳ đẹp mắt cũng được một số chủ nhân tận dụng kiếm tiền mùa Euro. Mức lãi suất được đưa ra chủ yếu ở mức 3000 đồng/1 triệu đồng/lồng.
Hiện nay, có một số kiểu lồng rất đặc biệt và công phu. Ngoài hình dáng như thông thường thì trên thân lồng có chạm khắc những hình vẽ rất tinh xảo, đẹp mắt với cúc, trúc, mai hay tứ linh để tăng thêm độ đẹp và sang của lồng chim. Mức giá bán của những lồng chim này thường dao động từ 6 triệu đồng trở lên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
-
VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
-
Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
-
Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
-
Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
-
TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
-
USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
-
Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
-
Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
- Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)