Mỹ công bố tiêu chuẩn về hạn chế khí thải độc hại
(21:17:07 PM 15/12/2012)
Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), tiêu chuẩn mới quy định trung bình mỗi năm, mức thải khí và bụi ra môi trường không được vượt quá 12 microgam/m3 không khí, giảm so với mức hiện tại 15 microgam/m3.
Việc thực hiện tiêu chuẩn mới này tiêu tốn khoảng 53-350 triệu USD, con số quá ít ỏi so với khoản chi phí khổng lồ ước tính 4-9 tỷ USD/năm cho các vấn đề sức khỏe cộng đồng. Các hạt bụi nhỏ li ti trong không khí, được thải ra từ các ống khói trong khu công nghiệp, các ôtô chạy dầu diezel, bếp củi... được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ung thư phổi.
Giám đốc EPA Lisa Jackson, cho biết tiêu chuẩn này sẽ giúp giảm 40.000 trường hợp chết yểu và 4,7 triệu ngày sống trong bệnh tật của người lao động Mỹ từ nay đến năm 2030.
Theo bà Jackson, hiện 66 trong tổng số hơn 3.000 hạt ở Mỹ được cho là không đáp ứng tiêu chuẩn mới này, trong khi 7 hạt ở bang California cũng sẽ không thể đáp ứng các quy định hạn chế khí thải độc hại cho tới năm 2020.
Việc ban hành các quy định mới này là bước đi tiếp theo của Nhà Trắng trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải độc hại tại quốc gia được coi là nguồn gốc lớn thứ hai gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Đây cũng là quy định quan trọng đầu tiên được đưa ra kể từ khi Tổng thống Obama tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 6/11 vừa qua.
Tuy nhiên, quyết định này đã vấp phải những phản ứng trái chiều trong dư luận Mỹ. Các nhóm hoạt động về môi trường hoan nghênh việc ban hành quy định mới, cho rằng quy định mới sẽ bảo vệ cuộc sống của hàng triệu người dân Mỹ trước các nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và tim mạch.
Ngược lại, các nghị sỹ Cộng hòa phản đối mạnh mẽ, cho rằng quy định này quá "hà khắc" và có thể khiến nhiều người mất việc làm ở những nơi bị đánh giá là có lượng khí thải cao.
Trung Quốc hiện là nước có lượng khí thải nhà kính lớn nhất thế giới, chiếm 23,4% lượng khí CO2 của toàn cầu. Các nước có lượng khí CO2 lớn tiếp theo là Mỹ (18,2%), Liên minh châu Âu (14,1%), Ấn Độ (5,78%), Nga (5,67%) và Nhật Bản (4,1%).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
- Giới khoa học cảnh báo nồng độ CO2 trong khí quyển tiếp tục tăng cao
- Lời cảnh báo chưa từng có tiền lệ tới hàng tỷ người trên Trái Đất
- Phát thải CO2 của châu Á tăng gấp 3 lần
- Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
- Thảm họa môi trường sẽ đến nếu chúng ta không hành động
- Sẵn sàng ứng phó với bão CONSON và mưa lớn diện rộng
- Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng “rác không gian” ngày càng tồi tệ hơn
- Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).