»

Thứ năm, 21/11/2024, 21:30:00 PM (GMT+7)

Cá vẹt là cá gì, vì sao người trẻ kêu gọi nên hạn chế ăn?

(09:28:03 AM 11/06/2020)
(Tin Môi Trường) - Cá vẹt là cá gì? Trên các diễn đàn đang có các bài viết kêu gọi mọi người nói không với đánh bắt và tiêu thụ cá vẹt cũng như nhiều loài động vật biển.

 Cá[-]vẹt[-]là[-]cá[-]gì,[-]vì[-]sao[-]người[-]trẻ[-]kêu[-]gọi[-]nên[-]hạn[-]chế[-]ăn?

Cá vẹt với màu sắc sặc sỡ là thức ăn của nhiều người -PHẠM VĂN CHÂU
 
Cá vẹt có đặc điểm gì? Vì sao nên hạn chế đánh bắt và tiêu thụ cá vẹt ngoài biển? Trên nhiều trang thông tin đăng hình ảnh những con cá sặc sỡ và cho biết đây là cá vẹt, nó ăn tảo, rong biển, tốt cho các rặng san hô dưới đáy biển.
 
Trên trang Save Côn Đảo, diễn đàn thường có các bài viết các bạn trẻ đang có các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn rùa biển, cho hay gần đây tại những chợ hải sản Việt Nam bắt đầu bày bàn nhiều chú cá vẹt (Parrot fish) nhiều màu sắc đánh bắt từ tự nhiên. Theo trang này, chúng ta không nên ăn cá vẹt và nên tuyên truyền ngư dân ngừng đánh bắt những con cá vẹt, bởi nó ăn tảo, rong biển, nhưng đặc biệt là ăn san hô chết để thải ra cát mịn, chúng làm sạch và khỏe mạnh hơn cho những rạn san hô đang suy giảm tới mức báo động trên phạm vi toàn cầu do chất độc thải ra biển…
 
Cá[-]vẹt[-]là[-]cá[-]gì,[-]vì[-]sao[-]người[-]trẻ[-]kêu[-]gọi[-]nên[-]hạn[-]chế[-]ăn?
Cá mó vẹt là thức ăn của nhiều người. Rất nhiều người không biết cá này quan trọng với tự nhiên như thế nào -ẢNH SAVE CÔN ĐẢO
 
Không phải chỉ cá vẹt mới bảo vệ rạn san hô
 
Chúng tôi có trao đổi với anh Lê Chiến, 34 tuổi, nhà sáng lập Trung tâm Cứu hộ Sinh vật biển SASA, về những vấn đề liên quan cá vẹt. Anh Chiến cho biết: “Cá vẹt (còn được gọi là cá mó vẹt), cũng như cả họ nhà cá mó đều có vai trò quan trọng như nhau. Mọi người dùng hình ảnh cá mó vẹt để chia sẻ thông tin trên các diễn đàn vì nhìn nó bắt mắt và dễ viral (lan tỏa tới đông người) hơn. Trong khi cá mó nói chung cùng với cá giò, cá dìa... đều cần được bảo vệ”, anh Lê Chiến nói.
 
"Chúng ta phải hiểu rõ vai trò của cá mó vẹt trong hệ sinh thái, với tập tính ăn san hô, cả san hô sống lẫn chết. Cá mó vẹt giống như một tổ mối, hạ đổ một cây cổ thụ trong rừng để hàng triệu sự sống khác vươn lên tới anh sáng. Cá mó ăn san hô sống để những cành san hô khác ở phía dưới có cơ hội vươn lên hoặc tạo khoảng trống cho các sự sống khác. Đôi khi chúng đóng vai trò quản lý độ cao của rạn san hô bằng cách bẻ gãy và ăn các cành san hô mọc quá cao, điều này vô tình khiến rạn có xu hướng phát triển theo diện rộng thay bằng độ cao, và đương nhiên là điều này rất tuyệt vời”, anh Lê Chiến nói.
 
Cá[-]vẹt[-]là[-]cá[-]gì,[-]vì[-]sao[-]người[-]trẻ[-]kêu[-]gọi[-]nên[-]hạn[-]chế[-]ăn?
Một người trẻ vừa đi câu về, trong xâu cá này có cá mó xanh -ẢNH PHẠM VĂN CHÂU
 
Anh Lê Chiến cũng cho hay, một con cá mó vẹt khoảng 1 kg, trong 1 năm có thể thải ra tới khoảng 145 kg cát san hô. Với nhiều cá thể khác, cá mó vẹt lớn hơn 2 - 3 kg thì có thể một năm cho ra tới khoảng 300 kg cát san hô. 

Người trẻ kêu gọi hạn chế đánh bắt cá mó
 
Trước vai trò quan trọng của cá mó với tự nhiên, nhưng thực tế, các loại cá mó (trong đó có mó vẹt) bày bán ở các chợ, nhà hàng và là thức ăn quen thuộc của nhiều người.
 
Anh Phạm Văn Châu, 25 tuổi, bạn trẻ đang là quản trị của trang Thông tin Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói cá vẹt không xa lạ với nhiều địa phương ven biển, có thể thấy nhiều trong bữa ăn của người dân.
 
“Bây giờ muốn người dân bảo vệ cá vẹt hay các loại cá mó khác thì trước mắt phải tuyên truyền, bởi không phải ai cũng biết loài cá này quan trọng như thế nào. Ngư dân đánh bắt cá ngoài khơi, đó là kế sinh nhai, nếu cá đó không nằm trong danh mục cấm đánh bắt, khai thác thì không thể cấm họ không khai thác được”, anh Phạm Văn Châu nói.
 
Cá[-]vẹt[-]là[-]cá[-]gì,[-]vì[-]sao[-]người[-]trẻ[-]kêu[-]gọi[-]nên[-]hạn[-]chế[-]ăn?
Anh Lê Chiến, nhà sáng lập Trung tâm cứu hộ sinh vật biển SASA -ẢNH NVCC
 
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, anh Lê Chiến nói: “Ở Việt Nam đang có khoảng trên dưới 100 loài cá mó. Cá mó (trong đó có mó vẹt), cá giò, cá dìa đều là những loài ăn rong rêu tảo. Cá dìa ăn tạp hơn nhưng chúng giúp dọn dẹp rìa ngoài của rạn san hô. Cá giò cũng dọn dẹp rạn giúp san hô khỏe mạnh hơn. Chúng đi theo đàn nên bị ngư dân quây lưới là bị bắt cả đàn. Cá mó nói chung cùng với cá giò, cá dìa... đều cần được bảo vệ. Mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về chuỗi thức ăn, mạng lưới thức ăn dưới biển. Tôi nghĩ rằng Tổng cục hải sản cần tuyên truyền để mọi người hạn chế đánh bắt cá mó nói chung”.
Thuý Hằng (Báo Thanh Niên)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá vẹt là cá gì, vì sao người trẻ kêu gọi nên hạn chế ăn?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI