Cộng đồng » Biếm họa môi trường
Xem phim Nước 2030: giữa thực và ảo
(16:18:54 PM 26/11/2014)
Cảnh trong phim Nước 2030 của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh - Ảnh: Facebook của phim
Sau khi chiếu ở Liên hoan phim Berlin lần 64 (tháng 2-2014) và Liên hoan phim Busan (tháng 10-2014), Nước 2030 lần đầu ra mắt khán giả Việt tại một phòng chiếu không thể khiêm tốn hơn ở rạp Tháng Tám.
Dẫu vậy, đoàn làm phim gồm đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh và diễn viên Quý Bình, Quỳnh Hoa vẫn được chào đón ấm áp và khi phim kết thúc.
Một vài khán giả đã nán ngồi lại, không phải vì tỏ ra lịch sự mà vì thực tình muốn lắng nghe đạo diễn chia sẻ.
Nước 2030 (dựa trên truyện ngắn Nước như nước mắt của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) có lẽ là một tiêu đề đa nghĩa. Nếu 2030 dễ gợi nhắc năm tháng còn xa vời thì nước lại quá gần gũi.
Và cả hai, một thành tố của sự sống và một dấu chỉ của thời gian, sẽ buộc chúng ta ngồi lại, tĩnh tâm để nghĩ ngợi về viễn cảnh trong phim rất có thể xảy ra ngay tức thì.
Chuyện phim mở đầu bằng một dự báo rằng với đà nhiệt độ Trái đất tăng như hiện nay thì đến năm 2030, khoảng nửa đất nông nghiệp của Nam bộ mà cụ thể là vùng ven Sài Gòn sẽ chìm trong biển nước.
Vào thời điểm 2030 ấy, Sáo (Quỳnh Hoa đóng) và Thi (Thạch Kim Long đóng), đôi vợ chồng đặc sệt quê kiểng, buộc phải xoay xở sinh nhai trên chiếc vỏ lãi - thứ duy nhất nối họ với thế giới bên ngoài và chở che họ trước mưa gió.
Nước không thiếu nhưng oái oăm thay chỉ là nước mặn mà chúng thật đáng sợ, phủ ập lấy mọi tấc đất trước đây còn hiện hữu.
Những tấm biển quảng cáo bán đất, cho thuê đất trơ trọi mọc giữa biển nước như sự chế giễu, trêu ngươi chính đời sống giờ đây chỉ phó mặc hoàn toàn cho thế giới tôm cá nằm sâu dưới đáy thuyền.
Trong khi đó, Đại Thanh, một công ty chuyên sản xuất rau sạch nhờ biến đổi gen, là hình ảnh thu nhỏ của con bạch tuộc trên mặt nước, nơi máy móc và công nghệ tiên tiến bày ra đầy quyền lực, quyết định sinh mạng người dân.
Trong các cung bậc ký ức - tình yêu - thù hận, nước, vì tính chất bí ẩn của nó, dưới nhiều góc máy khác nhau đã phơi mở không ngừng các hình ảnh sinh tồn và hủy diệt, hiền hòa và dữ dằn, đẹp và buồn... Trong ý nghĩa đó, nước trở thành một kiểu nhân vật rất riêng của bộ phim.
Nhưng Nước 2030 không hoàn toàn là một ghi chép hiện thực thuần túy. Yếu tố viễn tưởng, chất hiện thực huyền ảo (magic realism) được đạo diễn đan cài khiến bộ phim phá vỡ một khung thể loại cố định.
Trong khi dự báo nước ngập là một giả thiết thì công nghệ trồng rau và hoạt động của nông trường nổi Đại Thanh lại khá lạ lẫm. Nhưng đáng chú ý hơn, bằng cách quay trong lòng nước, nơi thủy sinh và nhà cửa chung sống “như thường” lại mang đến ý niệm về sự kết thúc của thế giới.
Tất nhiên phải nói rằng cách hỗn dung đa thể loại (hình sự, lãng mạn, viễn tưởng) sẽ làm bộ phim khó tiêu ngốn nếu không muốn nói là kén khán giả. Cảm giác đạo diễn bị áp lực bởi yếu tố thị trường đã hiện rõ trong những pha thêm thắt tình ái rườm rà, mạch chuyện và cảnh phim bị tán mỏng để chứa một vài thông điệp xã hội. Và nếu những bộ áo bà ba nâu hơn, nhăn nhúm hơn chứ không mới nguyên cả đường chỉ, mượt như lụa thì chất dân dã, thô mộc sẽ đáng xem thêm đôi phần.
Dù sao, quan trọng là phong cách Nguyễn Võ Nghiêm Minh từ Mùa len trâu một lần nữa được lặp lại trong Nước 2030. Những góc máy cao, toàn cảnh và tăng cường quay trong lòng nước khiến cảnh phim vừa đặc tả, vừa mơ hồ hóa đời sống Nam bộ.
Khía vào sự cô đơn, nổi loạn trên sông nước và “tập tục” thủy táng của đám lưu dân nghèo khó, đạo diễn đã bóc tách giữa thực và ảo, các lớp lang văn hóa vùng miền và những nhịp điệu phân ly, tái hợp vốn bị khuất lấp tự xa xưa.
Hơn cả một dự báo, Nước 2030 nhắc lại những thực tế mà chúng ta đang đánh mất.
Sau buổi chiếu, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh chia sẻ ông hình dung mỗi phim là một thử thách, một tìm kiếm xử lý mà mình phải vượt qua.
Ông cố gắng làm mới Nước 2030 bằng cách lược bớt yếu tố phong tục xứ sở để chạm đến những cảm thức chung của con người hôm nay về nước, về không gian sinh tồn.
Cũng theo ông, tuy Nước 2030 được khán giả Đức khen ngợi, khán giả Hàn thích thú nhưng vẫn bị các nhà phát hành trong nước “chê” vì quá ít yếu tố thương mại.
Và đó là lý do khiến bộ phim, cho đến lúc này, vẫn chưa được công chiếu rộng rãi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
-
"Đặc sản" mùa hạn hán ở miền Tây
-
Lập đàn cầu mưa - cạnh tranh không lành mạnh
-
Linh vật rồng bắt đầu lên sóng
-
Sáng kiến linh vật rồng có thể... ăn được
-
Lời hứa trả nợ vào 30 Tết dài gần một thập kỷ
-
Mối tình tay ba trên vỉa hè
-
Táo quân đấu giá biển số đẹp bất thành
-
Căng thẳng chuyện lương thưởng tháng 13
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)