»

Thứ năm, 21/11/2024, 14:43:53 PM (GMT+7)

Về Bạc Liêu nghe bài “Dạ cổ hoài lang”

(10:11:18 AM 19/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Khu lưu niệm soạn giả Cao Văn Lầu được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1997. Đây là một trong những địa chỉ du lịch lý tưởng của du khách và những người đam mê đờn ca tài tử.
Tham quan và nghe giới thiệu về cuộc đời của Cao Văn Lầu và quá trình sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”. Ảnh: Mỹ An
 
 
Đến với tỉnh Bạc Liêu, du khách sẽ được tham quan rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu như vườn chim Bạc Liêu, Phật Bà Nam Hải, nhà công tử Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán…, mỗi nơi sẽ khiến chúng ta có những cảm nhận khác nhau.
 
Đặc biệt, khi đến Khu lưu niệm soạn giả Cao Văn Lầu ngoài việc được nghe kể lại quá trình hình thành, phát triển của bản vọng cổ và nghệ thuật sân khấu cải lương, chúng ta còn có điều kiện tìm hiểu thêm về con người và cuộc đời của soạn giả Cao Văn Lầu, người đã làm nên tên tuổi của bản “Dạ cổ hoài lang”, một báu vật của nền cải lương Nam bộ.
 
Hiện nay, Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã được tỉnh Bạc Liêu trùng tu và mở rộng diện tích gần 3 ha với tổng kinh phí hơn 6 tỉ đồng. Vào khu lưu niệm đi qua chiếc cổng kiên cố, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt người tham quan là khu mộ của gia đình soạn giả Cao Văn Lầu.
 
Tại đó có 4 mộ phần của cha, mẹ ông và vợ chồng ông. Kế bên là khu trưng bày hiện vật nơi lưu giữ tài liệu, hình ảnh, hiện vật liên quan đến cố nhạc sĩ.
 
Giữa phòng trưng bày có tượng soạn giả Cao Văn Lầu với khói hương nghi ngút, hai bên án thờ là hai bản “Dạ cổ hoài lang” cùng nhiều tác phẩm khác của ông được viết bằng nét bút thi pháp điêu luyện.
 
Đối diện với phòng trưng bày là khu nhà dành để bày bán những quyển sách viết về Cao Văn Lầu và một số hàng lưu niệm. Ngoài ra, khu lưu niệm còn có sân khấu ngoài trời phục vụ biểu diễn những ngày kỷ niệm và lễ hội…
 
Đến đây không chỉ biết thêm về thân thế sự nghiệp của soạn giả Cao Văn Lầu và hoàn cảnh ra đời của bản “Dạ cổ hoài lang”, du khách không khỏi xúc động trước tấm lòng nghĩa nhân, chung thủy của một bậc nghệ sĩ tài danh này. Sinh ra tại tỉnh Long An, đến năm 4 tuổi Cao Văn Lầu theo gia đình trôi dạt đến nhiều nơi, cuối cùng ông đã gắn kết cuộc đời mình với mảnh đất Bạc Liêu hiền hòa.
 
Cũng tại nơi đây, Cao Văn Lầu được thầy Lê Tài Khí - còn được gọi là nghệ nhân Nhạc Khị, bậc thầy của các thầy nhạc lễ và nhạc tài tử lúc bấy giờ ở Bạc Liêu dạy bảo và dìu dắt vào nghề. Với tư chất thông minh, năng khiếu bẩm sinh nên ông được thầy Khị vô cùng yêu mến.
 
Cao Văn Lầu là một trong số ít những học trò được thầy truyền nghề tận tâm vì thế tài năng của ông ngày càng được bộc lộ và phát triển. Sau khi trải qua nhiều biến cố, thăng trầm trong cuộc sống, năm 1919, Cao Văn Lầu sáng tác bài “Dạ cổ hoài lang”.
 
Được biết, tác phẩm hình thành trong thời gian cuộc sống vợ chồng của Cao Văn Lầu gặp nhiều sóng gió. Mẹ Cao Văn Lầu bắt ông phải cưới vợ khác vì sau 3 năm chung sống nhưng vợ ông là bà Trần Thị Tấn vẫn không sinh được con nối dõi tông đường. Phần vì đau lòng, phần vì tủi phận thay cho vợ mình ông đã từ chối kết duyên với người con gái khác.
 
Để giữ trọn nghĩa nhân, vẹn thủy chung với vợ, ông vẫn thường xuyên lui tới thăm nom, chăm sóc vợ khi bà không còn được ở bên nhà chồng. Dù biết là vậy nhưng nỗi xa cách, nhớ nhung đến xé lòng cùng với những giây phút suy tư trước nhân tình thế thái khiến Cao Văn Lầu bật lên những âm điệu não nuột, ai oán qua bài “Dạ cổ hoài lang”. Nhìn trên một phương diện nào đó, tác phẩm như là tiếng nấc, là bản nhạc lòng quý giá của tác giả đối với người tri âm, tri kỷ. Ngoài ra, tại đây chúng ta còn được tiếp cận nhiều nguồn tư liệu về việc bảo tồn và phát triển của bản “Dạ cổ hoài lang” trong nhiều thập kỷ qua.
 
Ngày nay khi đến với Bạc Liêu, đến với Khu lưu niệm soạn giả Cao Văn Lầu dù ít hay nhiều chúng ta vẫn được nghe “Dạ cổ hoài lang” từ một số câu lạc bộ đờn ca tài tử nằm trên địa bàn tỉnh.
 
Ông Khưu Minh Chiến, chủ nhiệm câu lạc bộ đờn ca tài tử, Trưởng đoàn cải lương Cao Văn Lầu cho biết: Câu lạc bộ chủ yếu hoạt động ở các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Tại Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu chúng tôi phục vụ theo sự yêu cầu của khách tham quan. Có nhiều khách du lịch là người trong tỉnh nhưng họ vẫn đến đây tham quan và rất thích nghe chúng tôi hát vài bài vọng cổ.  Hiện tại dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn kiên trì và cố gắng phát huy hơn nữa để đờn ca tài tử và những bản vọng cổ sẽ vẫn là món ăn tinh thần của người dân Nam bộ.
 
Không chỉ có khách trong nước, khu lưu niệm còn thu hút nhiều khách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu. Ông Phan Thế Anh, Việt kiều Úc, sau 30 năm xa quê hương, khi đến tham quan và được tìm hiểu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của soạn giả Cao Văn Lầu nói: “Tôi nể phục tài năng của Cao Văn Lầu và quý trọng tấm lòng của ông đối với vợ mình”. Có lẽ câu nói của ông cũng là tiếng lòng của tất cả những con người nơi đây cùng với những người mộ điệu đờn ca tài tử.
NGUYỆT THU (Hậu Giang Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Về Bạc Liêu nghe bài “Dạ cổ hoài lang”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI