»

Thứ năm, 21/11/2024, 20:14:57 PM (GMT+7)

"Nghề làm muối ở Bạc Liêu" vào Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

(13:10:25 PM 02/01/2021)
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên tỉnh Bạc Liêu có di sản văn hóa về nghề được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, đó là "Nghề làm muối ở Bạc Liêu".

Ngày 31/12, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với "Nghề làm muối ở Bạc Liêu".

 
Theo Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, từ hơn trăm năm qua, nghề làm muối ở Bạc Liêu đã trở thành văn hóa của vùng đất này, được hình thành và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
 
Với điều kiện tự nhiên độc đáo, muối được làm ra có hương vị đậm đà, không gây vị đắng hoặc chát, điều này làm cho muối Bạc Liêu nổi tiếng từ xưa đến nay. 
 
"Nghề làm muối ở Bạc Liêu" trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
 
Với giá trị vốn có của nghề làm muối và sản phẩm muối Bạc Liêu, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vào năm 2013 đã có chứng nhận đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm "Muối ăn Bạc Liêu".
 
Cuối tháng 9/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyết định đưa "Nghề làm muối ở Bạc Liêu" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là căn cứ pháp lý để tỉnh Bạc Liêu bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống làm muối.
 
"Đây là di sản văn hóa của dân tộc mà thế hệ cha ông đã cất công truyền lại, chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, phát huy lợi ích để phục vụ nhu cầu phát triển quê hương, đất nước", lãnh đạo Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh.
 
 

"Nghề[-]làm[-]muối[-]ở[-]Bạc[-]Liêu"[-]vào[-]Di[-]sản[-]văn[-]hóa[-]phi[-]vật[-]thể[-]Quốc[-]gia

 
Bộ VH-TT&DL chứng nhận "Nghề làm muối ở Bạc Liêu" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
 
Được biết, đây là lần đầu tiên tỉnh Bạc Liêu có di sản văn hóa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. "Nghề làm muối ở Bạc Liêu" được xếp vào một trong 7 loại hình của Di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam ở loại hình nghề thủ công truyền thống.
 
Hiện nay, các xã Điền Hải, Long Điền Tây, Long Điền Đông (huyện Đông Hải) và xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu (huyện Hòa Bình) là các địa phương có nghề làm muối nhiều nhất của tỉnh Bạc Liêu.
 
Riêng ở huyện Đông Hải, có nơi làm muối mà người dân còn gọi quen thuộc là Kinh Tư ruộng muối.
Huỳnh Hải
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Nghề làm muối ở Bạc Liêu" vào Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI