»

Thứ năm, 21/11/2024, 15:43:38 PM (GMT+7)

Chim quý nằm trong Sách đỏ xuất hiện ở Vườn chim Bạc Liêu

(16:50:03 PM 26/03/2019)
(Tin Môi Trường) - Ban Quản lý Vườn chim Bạc Liêu cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay tại Vườn xuất hiện khoảng 200 cá thể cò nhạn (hay còn gọi là cò ốc) quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam về cư trú.

Qua quan sát, cò nhạn có trọng lượng từ 1 - 1,6 kg/con, chiều cao khoảng 50cm, chiều dài sải cánh hơn 1m. Theo các chuyên gia, loài cò nhạn nằm trong Sách đỏ Việt Nam ở mức nguy cấp, vì nguy cơ tuyệt chủng loài này rất cao. 

 

Chim[-]quý[-]nằm[-]trong[-]Sách[-]đỏ[-]xuất[-]hiện[-]ở[-]Vườn[-]chim[-]Bạc[-]Liêu
Ảnh: IE
 
Theo các chuyên gia, cò nhạn thường sống ở các nước trên khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Ở nước ta, cò nhạn cũng chỉ xuất hiện ở một vài nơi như miền Tây Nam bộ và Tây Ninh với số lượng không nhiều. Đặc tính loài cò này tương đối hiền lành, nên dễ bị người dân địa phương săn bắn khi chúng kiếm ăn trên đồng ruộng. Loài này có đặc điểm sống định cư nhưng do vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn thu hẹp nên chúng phải di cư tới vùng khác. Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thủy sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn.
 
Theo nhận định của Ban Quản lý Vườn chim Bạc Liêu, thời gian qua, công tác quản lý, bảo tồn khu rừng Vườn chim Bạc Liêu có kết quả tốt, tạo môi trường “an toàn” cho các loài chim về trú ngụ, sinh sản, nhân đàn ngày một nhiều. Đặc biệt, hệ thực vật Vườn chim Bạc Liêu tạo nên một quần thể đa dạng sinh học rất độc đáo, là môi trường lý tưởng cho các loài chim đến trú ngụ, trong đó có không ít loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao.
 
Nhằm đảm bảo môi trường an toàn cho các loài chim, động vật trú ngụ, Ban Quản lý Vườn chim Bạc Liêu tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, đề phòng nghiêm cấm các hoạt động xâm hại vùng trú ngụ, vùng tìm kiếm thức ăn và các hoạt động săn bắn chim còn dưới bất cứ hình thức. Đồng thời, Ban Quản lý Vườn phối hợp với chính quyền địa phương, tuyên tuyền, vận động nhân tích cực tham gia trong công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là phòng, chống cháy rừng mùa khô…
 
Vườn chim Bạc Liêu thuộc địa bàn phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, (Bạc Liêu) rộng 130 ha, có hơn 100 loài chim, cò, lượng cá thể lên đến hơn 60 nghìn con; trong đó, có nhiều loài chim quý hiếm được ghi vào Sách đỏ thế giới như bồ nông chân xám, giang sen, điêng điểng, cò quăm đầu đen, cốc đế… Ngoài ra, Vườn còn có 150 loài động vật, 109 loài thực vật tạo nên một quần thể đa dạng sinh học rất độc đáo. Vườn chim Bạc Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là “Khu bảo tồn loài  - Sinh cảnh”, tháng 10/2014. Đặc biệt, Vườn chim Bạc Liêu là một trong số ít vườn chim nằm trong địa bàn thuộc thành phố hiếm có của Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước.
Huỳnh Sử
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chim quý nằm trong Sách đỏ xuất hiện ở Vườn chim Bạc Liêu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI