Sống khỏe » Bệnh và thuốc
Thứ bảy, 18/01/2025, 13:18:17 PM (GMT+7)
Làm sao để chữa tóc bạc sớm
(08:03:34 AM 17/11/2011)(Tin Môi Trường) - Người ta thường nói “người càng già càng đáng kính” và cách nhận biết rõ nhất là nhìn vào mái tóc. Thế nhưng rất nhiều người lại mắc phải chứng bệnh tóc bạc sớm gây cản trở nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Họ thường bị gắn với mác là “cụ non” hoặc “hàng hết đát” trông rất khổ tâm.
Cỏ mực
Tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân gây ra, để khắc phục tình trạng trên thì cách đơn giản nhất là nhuộm tóc. Tuy nhiên nhuộm tóc liên tục trong thời gian ngắn lại rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ gây ung thư (ung thư bàng quan, ung thư hệ tạo máu…). Nguy cơ này càng gia tăng khi thuốc nhuộm càng sậm màu.
Theo nghiên cứu của Đông y, để chữa bệnh này, người bệnh cần kiên nhẫn vì sẽ mất nhiều thời gian. Nguyên liệu cho bài thuốc gồm: 1kg cỏ mực, chặt nhỏ, phơi khô; 300g hạt cây mắc cở (Nữ trinh tử) , sấy khô; đem trộn chung rồi tán thành bột. Dâu tằm 2kg, cho thêm ½ kg đường và 4 lít nước, nấu cho thật đặc thành cao. Tất cả đem trộn chung với thuốc bột và 200ml mật ong. Vo thành viên, mỗi viên 8 gram, ngày uống ba viên.
Nữ trinh tử
Sau một tháng lượng tóc bạc sẽ giảm rõ rệt, duy trì đến tháng thứ năm thì tóc sẽ trở lại đen như bình thường. Liên tục dùng thuốc trong một năm rồi ngưng thì ba năm tiếp theo tóc vẫn tiếp tục đen.
Cỏ mực còn gọi là cỏ nhọ nồi, Đông y thường gọi là hạn liên thảo, kim lăng thảo. Tên khoa học của loài cỏ này là Eclipta alba (L.) Hassk, thuộc họ cúc. Cỏ mực có vị mặn, hơi chua chát, tính mát. Có tác dụng bổ thận, mạnh xương, làm đen tóc, mát huyết, cầm máu, giải độc.
Nữ trinh tử là hạt của cây mắc cở, có vị đắng, tính bình, có tác dụng bổ ích thận âm, làm mạnh lưng và gối.
NHẬT Ý THƯ
Ý kiến bạn đọc về: Làm sao để chữa tóc bạc sớm
-
pham quang trung (23:16:06 PM 19/05/2015)chua tri toc bac som
có thể giúp em làm thế nào để cho cao thành viên thuốc được không ạ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
- Cây Hếp (Bão táp) - cây làm thuốc ở Trường Sa
- Tác dụng chống ung thư bất ngờ của chuối
- Tác dụng chữa nhiều bệnh bất ngờ của quả sung
- AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, hàng triệu người Việt đã tiêm có đáng lo?
- Ăn ổi, xoài, dưa hấu sau khi nhậu: Tác hại bất ngờ
- Nguy hiểm khi chế biến nước uống làm thuốc từ rễ cây rừng
- Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"
- Loài cây mọc hoang ở Việt Nam trị axit uric cực tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.