Sống xanh
Nhịn ăn, nhịn uống chứ làm sao nín tiêu, nín tiểu được?
(18:16:45 PM 15/12/2015)
NVSCC di động phục vụ đường hoa Nguyễn Huệ dịp Tết Nguyên đán 2014
TP.HCM, đô thị lớn nhất nước với hơn 8 triệu dân, hàng triệu khách vãng lai và hàng ngàn tuyến đường... hiện chỉ có 208 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC).
Mỗi lần đi Sài gòn tôi phải lên lộ trình... tiêu, tiểu
Tôi thử làm phép tính nếu “ưu tiên” hết chừng ấy NVSCC cho khu vực nội ô thì cũng chỉ đạt 1 NVSCC/1,5km2, trung bình cứ 5 con đường lớn nhỏ mới có một NVSCC, quả là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu “tối thiểu” của người đi đường. Đây chính là “điểm yếu” của sự phát triển đô thị.
Người dân thành phố và du khách mỗi khi ra đường thì ngoài nỗi lo bị kẹt xe, ngập đường còn mang nỗi ám ảnh khi cần “trút bầu tâm sự”. Nam giới nếu “bí” quá còn có thể làm liều, song phụ nữ càng khổ sở hơn.
Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống chứ làm sao “nín” tiểu được? Tôi sống ở ngoại thành những lúc vào thành phố thường phải tìm hiểu trước “lộ trình” có NVSCC không?
Trường hợp không có phải chấp nhận đi đường vòng xa hơn miễn sao gặp được NVSCC. Đã có nhiều lần tìm mỏi mắt không ra NVSCC, tôi đành ghé vào chợ, siêu thị hay bệnh viện nào đó, chịu tốn tiền gửi xe để “giải quyết tồn đọng”.
Nhưng khổ nhất vẫn là những người mua ve chai, bán vé số dạo, lao động tự do… họ nào muốn đi vệ sinh không đúng nơi quy định, nhưng trong hoàn cảnh thiếu NVSCC thì đành phải nhắm mắt làm liều.
Nghịch lý nằm ở chỗ chúng ta đã có mức xử phạt đối với người tiểu tiện bừa bãi nhưng lại chưa thể giúp họ tránh vi phạm. Trong đó, việc bố trí NVSCC sẽ quan trọng không kém công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức.
Vì vậy, khi biết tin “TP.HCM đang kêu gọi đầu tư xây 112 NVSCC miễn phí”, tôi rất mừng. Tuy nhiên, đến nay dường như đó vẫn chỉ là “lời kêu gọi”, còn thực tế NVSCC trên địa bàn thành phố đang rất thiếu (chưa nói đến chất lượng). Ở các quận 1, 3 còn dễ tìm, nhưng càng đi đến những quận khác thì càng là “của” hiếm.
Ngoài ra, việc lắp đặt NVSCC hiện nay cũng chưa thật sự hợp lý. Nhiều tuyến đường khá dài, mật độ người và phương tiện tham gia giao thông rất dày như: Cách Mạng Tháng Tám, Trần Hưng Đạo, Điện Biên Phủ… nhưng không có hoặc quá ít NVSCC. Ngay cả đường Phạm Văn Đồng đẹp và rộng là thế vậy mà vẫn thiếu NVSCC.
Trong khi có nơi lại bố trí NVSCC rất gần nhau. Đơn cử như trên đường Hậu Giang (đoạn từ chợ Bình Tây hướng về vòng xoay Hải Thượng Lãn Ông), chỉ 300m mà có đến hai NVSCC, dẫn đến lãng phí do hoạt động không hết công suất. Giá như mang “chia sẻ” cho những nơi khác thì tốt hơn.
Giải quyết "điểm yếu" đô thị đừng nên chậm trễ nữa
Tôi nghĩ trước mắt cơ quan chức năng nên khảo sát những con đường, địa điểm cần đặt NVSCC. Cố gắng thực hiện ngay việc bố trí NVSCC cho đủ về số lượng để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Còn những nhà vệ sinh “năm sao” thì dành cho khu vực trung tâm như: phố đi bộ Nguyễn Huệ, chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà… Nên giao lực lượng thanh niên xung phong, các công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích đảm nhiệm quản lý.
Cũng cần thu phí tượng trưng 1.000 đồng/lượt để gắn trách nhiệm của người dân khi sử dụng, giáo dục người dân ý thức giữ gìn vệ sinh chung sẽ tốt cho cộng đồng và chính họ, nhưng nên miễn phí đối với người bán vé số, mua ve chai, người khuyết tật.
Tùy từng địa bàn có thể trang bị những NVSCC di động chỉ phục vụ ban ngày. Cho phép các doanh nghiệp in quảng cáo ở vách ngoài nhà vệ sinh để tăng thêm nguồn thu như trước kia chúng ta đã từng làm với xe buýt.
Tại các trạm, nhà chờ xe buýt, nơi công cộng cần lắp đặt sơ đồ bố trí NVSCC ở các tuyến đường xe buýt đi qua để hành khách chủ động hơn khi cần thiết. Đối với những NVSCC nằm ở vị trí khuất tầm nhìn, nên có các biển hướng dẫn, mũi tên chỉ đường cho người dân.
Trong NVSCC cần niêm yết nội quy để khách thực hiện: cấm sử dụng trái phép chất ma túy, không được tắm giặt, phải có ý thức tiết kiệm nước, giấy vệ sinh, xà phòng…
Mặt bằng để làm NVSCC phải đảm bảo có chỗ dựng được tối thiểu hai xe gắn máy. Nhân viên quản lý ở đây kiêm luôn việc giữ xe cho khách.
NVSCC - chuyện tưởng chừng rất “nhỏ” nhưng không hề nhỏ. Cách đây không lâu Chính phủ Ấn Độ từng chi hẳn 200 triệu USD để xây NVSCC, góp phần cải thiện môi trường, nhất là ý thức người dân nước này.
Vậy nên, chuyện bố trí thêm NVSCC ở thành phố đông dân nhất VN có lẽ không nên chậm trễ nữa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.