»

Thứ bảy, 02/11/2024, 08:39:36 AM (GMT+7)

Khánh Hòa: Dân đổ xô cầu cứu "thần y"

(22:06:49 PM 05/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Do tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương” nên khi nghe thông tin gia đình ông Lương Sinh cứu được nhiều bệnh nhân ung thư thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”, dòng người từ khắp trong Nam, ngoài Bắc đã kéo về đây chữa bệnh. Trung bình mỗi ngày, gia đình “thần y” này đang phải tiếp hàng trăm lượt người.

 

Xe tấp nập tìm về nhà ông Lương Sinh để mong được chữa bệnh. 
 
 
Thôn Phong Phú 1 vốn yên bình, bây giờ luôn ầm ì xe chạy. Cảnh những chiếc ô tô đắt tiền nối đuôi nhau đậu trước cổng gia đình bà Tám đã trở nên quen thuộc. Bệnh nhân đến đây xin chữa trị, người thì ung thư gan, đại tràng, người bị u cổ tử cung…, thậm chí có cả bệnh nhân bị u não, nhưng đa số thuộc dạng “cầm trong tay án tử”. Họ tìm đến nhờ cứu chữa mặc dù chưa có cơ sở nào khẳng định sẽ được chữa khỏi.
 
“Tôi bị ung thư phổi giai đoạn cuối, bị bệnh viện trả về. Nghe nói thầy Sinh chữa bệnh giỏi lắm nên lặn lội ra đây để tìm sự sống. Chẳng biết có khỏi không nhưng còn nước còn tát, thôi thì “may thầy phước chủ” vậy” - ông Nguyễn Huy Hùng (Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) buồn rầu nói.
 
Trong số bệnh nhân, cũng có những người mới bị bệnh ở giai đoạn đầu, đang được các bệnh viện chuyên khoa điều trị, song vẫn bỏ bệnh viện, về đây chữa trị theo tin đồn. Có bệnh nhân của Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh còn thuê hẳn xe cứu thương chở ra, đề nghị gia đình ông Lương Sinh cứu giúp.
 
Ông Lương Sinh tâm sự: “Gia đình tôi vốn xưa nay chỉ bốc thuốc cho những người thân cận, không lấy tiền một ai. Nay mọi người đua nhau đến đây nằm vạ vật, năn nỉ xin chữa trị, làm chúng tôi không biết xử trí thế nào. Đã rất nhiều lần, tôi giải thích rằng chúng tôi không phải là nơi chuyên trị bệnh, ai có bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ điều trị, nhưng chẳng ai nghe. Bệnh nhân tập trung về đây ngày càng nhiều. Họ làm như vậy rất nguy hiểm cho tính mạng của chính họ”.
 
Cơ hội trục lợi
 


Ông Cư ( người đội mũ bảo hiểm) chèo kéo bán thuốc giả cho khách

 

Việc hàng trăm người bệnh cùng người nhà từ khắp nơi đổ xô tìm đến gia đình ông Lương Sinh để mong được cứu chữa bỗng trở thành cơ hội kiếm tiền của nhiều người dân Ninh Hòa. Trên đường vào thôn Phong Phú I (xã Ninh Giang) bỗng xuất hiện hàng chục tay cò mồi, buôn bán thuốc giả. Dừng xe ở đầu đường vào thôn, vờ hỏi đường đến nhà ông Lương Sinh mua thuốc, chúng tôi đã được Phước - một tay cò tiếp cận: “Vào làm gì, nhà đó không có thuốc để bán đâu. Mà nếu có họ cũng chẳng bán!”.
 
Thấy chúng tôi tỏ vẻ buồn rầu, Phước đon đả chào mời: “Các anh muốn mua thuốc ở Ninh Vân, Dục Mỹ, Đá Bàn (thị xã Ninh Hòa) hay Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận), Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên)? Nếu thuốc ở Ninh Vân thì 1 triệu đồng/kg tươi; thuốc ở những nơi khác thì rẻ hơn”. Khi chúng tôi ngỏ ý xem hàng để mua khoảng 10kg, Phước liền gọi ngay cho một người đàn ông trung niên tên Cư (ở phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa) đang ngồi chờ sẵn tại một quán cà phê cóc ven đường để mang thuốc tới.
 
Cứ ngỡ bắt được khách sộp, ông Cư giới thiệu: “Các anh mua thuốc ở chỗ tôi là đúng 100% rồi, không lo thuốc giả. Tôi với thằng Sinh là họ hàng, 1 năm trước, tôi cũng bị xơ gan cổ trướng, nhờ nó chỉ cho cây xáo tam phân, đào về nấu nước uống mà lành bệnh. Nay, thấy nhiều người cần thuốc quá nên tôi cất công lên núi đào, cốt là để giúp đỡ những người mắc bệnh như mình, chứ tiền bạc thì không bận tâm nhiều”. Tuy nói là bán thuốc giúp người, nhưng khi mang gói thuốc chừng 2kg ra giới thiệu với chúng tôi, ông Cư nói: “Đây là rễ “thần dược” đào trên dãy Hòn Hèo, không dễ kiếm đâu. Số thuốc này, người ta đã đặt tôi, nhưng nếu các anh cần thì tôi có thể để lại với giá 1 triệu đồng/kg tươi (khoảng 2 triệu đồng/kg khô)”.
 
Thấy chúng tôi chê quá đắt, ông Cư liền nói: “Hay các anh mua thuốc loại 1,2 triệu đồng/kg khô; nhưng không phải là thuốc ở Ninh Vân đâu đấy. Cứ đến nhà tôi, các anh thích loại nào, giá bao nhiêu cũng có!”. Đoạn đường từ Quốc lộ 1A vào nhà ông Lương Sinh chỉ vài trăm mét, nhưng chúng tôi đã được gần 10 tay cò mồi bán xáo tam phân chèo kéo, và đều giới thiệu là người nhà của ông Lương Sinh, bán thuốc thật 100% (!?)
 
Chị Út (em gái ông Lương Sinh) kể: “Mấy ngày nay, không ít người bệnh mua thuốc từ những người tự xưng là họ hàng của gia đình tôi rồi vào nhà nhờ kiểm tra, có đến hơn 80% là thuốc giả. Tôi khẳng định, những người buôn bán thuốc ngoài đường không có ai là họ hàng của gia đình tôi. Không chỉ bán thuốc giả hại người, họ còn lợi dụng gia đình tôi để kiếm tiền bất chính. Có người còn mang thuốc giả đến tận nhà, chèo kéo tôi bán cho người bệnh, lợi nhuận thu được sẽ chia đôi. Khi tôi không đồng ý, họ liền quay sang hăm dọa. Điều này khiến gia đình tôi rất bức xúc”.
 
Lời kêu cứu của gia đình ông Sinh
 
Sáng 3-1-2013, có mặt tại gia đình ông Lương Sinh, chúng tôi đã chứng kiến cảnh vợ chồng bà Tám khuyên nhủ người bệnh ra về vì gia đình bà không thể chữa trị cho số bệnh nhân lớn như vậy. Nhìn dáng vẻ mệt mỏi của các thành viên trong gia đình ông Lương Sinh, đủ thấy “cơn sốt” trị bệnh ung thư đã và đang gây áp lực rất lớn tới họ.
 
Hướng ánh mắt về phía người bệnh, bà Tám thẫn thờ: “Nếu người bệnh cứ tiếp tục ùn ùn kéo về như thế này, không biết gia đình chúng tôi có chịu thấu? Xưa nay, chúng tôi chỉ bốc thuốc theo bài thuốc gia truyền, không có giấy phép chữa bệnh, cũng chưa hề lấy của ai một đồng nào. Nay bệnh nhân kéo về đây quá đông làm gia đình chẳng biết tính sao nữa”.
 


Ông Lương Sinh (đứng thứ ba từ trái sang) giải thích và khuyên người bệnh trở về địa phương, điều trị tại bệnh viện. 

 

Trong mắt người bệnh, gia đình bà Tám đang trở thành nơi cuối cùng để họ bấu víu; nhiều người còn nâng tầm gia đình bà Tám lên thành đấng tái sinh. Sự đồn thổi cùng những kỳ vọng đã vô tình đẩy một gia đình có phương thuốc gia truyền vào thế tiến thoái lưỡng nan. Hàng trăm lượt người kéo đến đã làm đảo lộn cuộc sống của gia đình bà Tám vốn lao động chất phác. “Thấy họ đến, không chữa thì không được. Nhưng muốn chữa bệnh cho cả mấy chục con người một lượt thì lấy đâu ra thuốc? Cả gia đình tôi phải bỏ hết công hết việc, lên núi đào cây thuốc. Tình trạng này còn kéo dài, không biết Tết này chúng tôi sống ra sao”- ông Ty (anh trai ông Lương Sinh) thở dài.
 
Trong số người bệnh đến nhờ chữa trị, có nhiều bệnh nhân nghèo đã được gia đình bà Tám nấu cho ăn mà không hề lấy tiền. Tuy nhiên, điều mà ông Lương Sinh lo lắng nhất hiện nay chính là tính mạng của người bệnh. Trong lúc ngồi sao thuốc, ông Sinh tâm sự: “Thuốc này không phải thuốc tiên, tôi cũng chẳng phải thần y. Người bệnh bỏ cả bệnh viện, kéo về đây nhờ gia đình cứu chữa, làm tôi vô cùng lo lắng. Nhiều lúc, cả gia đình muốn đóng cửa, bỏ nhà ra đi, song biết đi đâu bây giờ… Tôi mong muốn chính quyền và các cơ quan chức năng sớm có biện pháp ngăn chặn tình trạng người bệnh lũ lượt kéo về đây trị bệnh để sớm trả lại cuộc sống bình yên cho gia đình chúng tôi. Tình trạng này nếu kéo dài, chẳng biết gia đình sẽ cầm cự được bao lâu…”. 
 
Không biết hiệu quả của phương thuốc bí truyền đến đâu, song tình trạng người bệnh bỏ bệnh viện, đổ xô về đây rõ ràng ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm cho tính mạng của họ. Cuộc sống của gia đình ông Lương Sinh và trật tự ở địa phương có sớm ổn định trở lại hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự can thiệp của các cơ quan chức năng.
 

 

Ông Trịnh Xuân Thanh- Chủ tịch UBND phường Ninh Giang: Sáng 4-1-2013, lực lượng công an xã đã đến gia đình ông Lương Sinh để thuyết phục người bệnh trở về gia đình, điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ nên tình hình đã tạm lắng. Tuy nhiên, để người bệnh chấm dứt không tìm về Ninh Giang trị bệnh là điều khó. Mong rằng thời gian tới, cơ quan chức năng sớm vào cuộc, tạo điều kiện để gia đình ông Lương Sinh có thể trị bệnh một cách hợp pháp.

Ông Lâm Quang Chứng - Chánh Thanh tra Sở Y tế: Chúng tôi đã giao Phòng Y tế Ninh Hòa kiểm tra việc chữa bệnh của gia đình ông Lương Sinh. Thời gian tới, sẽ yêu cầu gia đình ngưng trị bệnh; ngành Y tế cũng thuyết phục người dân trở về địa phương, không trị bệnh khi chưa có cơ sở khoa học. Ngoài ra, nếu gia đình ông Lương Sinh muốn hành nghề, chúng tôi cũng hướng dẫn và tạo điều kiện cho đăng ký với Sở Y tế theo đúng quy định của pháp luật.

 
Theo ĐÌNH LÂM - BÍCH LA (Khánh Hòa Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khánh Hòa: Dân đổ xô cầu cứu "thần y"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

VACNE 30 năm
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI