»

Chủ nhật, 19/01/2025, 18:49:21 PM (GMT+7)

Xử lý rác Đa Phước phải đảm bảo môi trường an toàn

(09:54:53 AM 08/10/2016)
(Tin Môi Trường) - Quản lý và xử lý rác thải là vấn đề rất quan trọng đối với một đô thị hơn 9 triệu người như TP.HCM.

 

[-]Xử[-]lý[-]rác[-]Đa[-]Phước[-]phải[-]đảm[-]bảo[-]môi[-]trường[-]an[-]toàn

 
Bãi rác Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
 
Đây không chỉ là làm sao cho môi trường sạch đẹp, đảm bảo sức khỏe người dân mà còn phải luôn đảm bảo bài toán an ninh môi trường (ở đây là chất thải).
 
Vì vậy trước đề nghị của Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) - chủ đầu tư khu xử lý rác Đa Phước (đặt tại H.Bình Chánh, TP.HCM) - tạm ngưng nhận 2.000 tấn rác/ngày từ 10-10 đã đặt ra một thực tế: bài toán an ninh môi trường được đảm bảo như thế nào?

"Không có gì là trở ngại"
 
Giới chuyên môn rất quan tâm đến việc UBND TP.HCM quyết định chuyển 2.000 tấn rác/ngày đang chôn lấp tại khu chôn lấp rác Phước Hiệp (H.Củ Chi) đến chôn lấp tại khu chôn lấp rác Đa Phước (H.Bình Chánh) từ hơn một năm nay.
 
Tuy nhiên ngày 5-10, VWS có văn bản đề nghị UBND TP xem xét cho tạm ngưng nhận khối lượng rác tăng thêm 2.000 tấn/ngày sau hơn một năm công ty nhận lượng rác này để chôn lấp. Nội dung đề nghị của VWS đề cập nhiều vấn đề, trong đó có cho rằng quá trình nhận thêm 2.000 tấn rác nói trên đã gặp phải tình huống khó khăn, phức tạp bởi những định kiến sai lệch của không ít cơ quan truyền thông.
 
Điều này dẫn đến sự hiểu sai về bản chất sự việc, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp... Ngoài ra, nội dung đề nghị của VWS còn nêu tình trạng nước thải phải xử lý (nước rỉ rác, nước mưa lẫn nước rỉ rác) bị tăng lên đột ngột, trong khi nhà máy xử lý nước thải mở rộng công suất 2.000 m3/ngày hoàn tất xây dựng và bắt đầu chạy thử nghiệm vào đầu tháng 2-2017. Việc tạm ngưng nhận lượng rác 2.000 tấn rác/ngày cũng được công ty giải thích là để đảm bảo an toàn cho quy trình vận hành, tránh không để xảy ra sự cố...
 
Trong khi đó tháng 8-2014, VWS có văn bản gửi UBND TP cam kết lộ trình tiếp nhận thêm rác. Công ty khẳng định dựa trên công suất thiết kế tiếp nhận sẵn có của khu xử lý rác Đa Phước là 10.000 tấn/ngày, VWS cam kết có thể nhận ngay 2.500 - 3.000 tấn rác/ngày (lượng rác nhận thêm), bắt đầu từ ngày 1-9-2014 là... không có gì trở ngại.
 
[-]Xử[-]lý[-]rác[-]Đa[-]Phước[-]phải[-]đảm[-]bảo[-]môi[-]trường[-]an[-]toàn
Ông Lê Văn Cựu (ấp 3, xã Đa Phước) chỉ con rạch sau lưng bãi rác Đa Phước bốc mùi hôi rất khó chịu - Ảnh: NGỌC DƯƠNG
 
Việc nâng công suất nhận rác đã được thẩm định
 
Đến tháng 2-2015, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước - nâng công suất tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt từ 3.000 tấn/ngày lên 10.000 tấn/ngày” đã được Bộ Tài nguyên - môi trường phê duyệt. Như vậy, việc nâng công suất nhận rác của VWS đã được bộ này thẩm định, đánh giá là đảm bảo các điều kiện theo các hạng mục, công trình xử lý môi trường hiện có của dự án.
 
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Lê Văn Khoa (khoa môi trường và tài nguyên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho rằng VWS với tư cách là chủ đầu tư đã làm các thủ tục nâng công suất tiếp nhận rác từ 3.000 tấn/ngày lên 10.000 tấn/ngày, trong đó có đánh giá tác động môi trường và một số thủ tục liên quan khác.
 
Tất cả thủ tục liên quan đều đã được thẩm định, thông qua. Điều này cho thấy VWS đã sẵn sàng và cam kết rằng đủ năng lực trên mọi phương diện cả về phương tiện kỹ thuật, các công trình hạ tầng, nhân lực... để có thể tiếp nhận thêm rác. Vì thế tại thời điểm này, VWS không thể lấy lý do không kham nổi lượng rác nhận thêm 2.000 tấn/ngày, đòi trả lại cho TP. “Việc VWS nhận rồi đòi trả lại 2.000 tấn rác/ngày làm cho TP bị động trong vấn đề đảm bảo an ninh chất thải” - ông Khoa nói.
 
Theo ông Khoa, việc xử lý rác cho cả đô thị lớn như TP.HCM không hề đơn giản. Tuy nhiên, VWS đã cam kết thì nay phải thực hiện trách nhiệm của mình.
 
Ngoài ra, ông Lê Văn Khoa còn lưu ý việc TP đã chuyển rác ở TP (ngoại trừ lượng rác giao cho Công ty Tâm Sinh Nghĩa và Công ty VietStar làm phân vi sinh) đến chôn lấp tập trung tại nơi do một nhà đầu tư, quản lý, vận hành... có thể tạo ra thế độc quyền ở lĩnh vực này trong một số điều kiện, hoàn cảnh nhất định nào đó. Và cũng có thể dẫn đến tình trạng khi nhà đầu tư không đạt được mong muốn, kỳ vọng của họ (chẳng hạn như giá cả xử lý rác, yêu cầu mặt bằng, hay phát sinh thêm một số chi phí...) thì họ từ chối thực hiện cam kết.
 

 “Công ty VWS cần thực hiện cả hai cam kết: đảm bảo nhận rác để xử lý và đảm bảo an toàn cho môi trường, sức khỏe cộng đồng trong quá trình xử lý rác" - PGS.TS Lê Văn Khoa

T. T
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xử lý rác Đa Phước phải đảm bảo môi trường an toàn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI