»

Chủ nhật, 19/01/2025, 11:37:20 AM (GMT+7)

Xác định nguyên nhân đất nhiễm mặn, cây trồng bị chết tại Vĩnh Tân, Bình Thuận

(21:44:36 PM 26/10/2017)
(Tin Môi Trường) - Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận cho biết đã có báo cáo kết quả về nguyên nhân khiến đất bị ngập úng, nhiễm mặn, nước giếng nhiễm mặn, cây trồng bị chết.. ở khu vực gần bãi chứa tro xỉ than của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).

Xác[-]định[-]nguyên[-]nhân[-]đất[-]nhiễm[-]mặn,[-]cây[-]trồng[-]bị[-]chết[-]tại[-]Vĩnh[-]Tân,[-]Bình[-]Thuận[-]

 
Trước đó, vào tháng 2/2017, một số hộ dân sinh sống tại khu vực sân xe chùa Linh Sơn Tự, phía Tây Nam bãi thải xỉ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân đã phản ánh về tình trạng cây trồng lâu năm và hoa màu của người dân bị chết, nước giếng nhiễm mặn làm ảnh hưởng đến đời sống người dân. Các cơ quan chức năng đã tiến hành khảo sát thực tế và phân tích mẫu nước, đất tại khu vực các hộ dân phản ánh; đồng thời lấy mẫu tro xỉ, mẫu nước tưới trong bãi xỉ để phân tích, đánh giá. Qua kết quả phân tích mẫu nước dưới đất, mẫu đất của các hộ dân và mẫu tro xỉ, mẫu nước của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân cho thấy, hàm lượng Clorua trong nước ngầm của 3/4 hộ dân vượt từ 1,2 - 1,8 lần, hàm lượng Clorua trong 4/5 hồ nước để phục vụ nhu cầu tưới tro, xỉ vượt từ 1,05 - 1,8 lần, đất bị mặn. 
 
Để xác định nguyên nhân dẫn đến đất ngập úng, nhiễm mặn, cây trồng bị chết, nước bị nhiễm mặn, UBND tỉnh Bình Thuận đã thống nhất chọn đơn vị độc lập là Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện nhiệm vụ xác định nguyên nhân. Đơn vị này đã tiến hành đo địa vật lý (ảnh điện) dọc 4 tuyến cắt ngang qua khu vực bị ảnh hưởng tiềm năng, tổng cộng khoảng 3.000 m. Bên cạnh đó, đơn vị tiến hành khoan bổ sung 8 lỗ khoan địa chất thủy văn dựa vào kết quả đo ảnh điện; lấy mẫu khảo sát bổ sung gồm các mẫu đất trong khu dân cư, đất có lẫn san hô đổ đống ven đường, mẫu nước ngầm, nước mặt ở khu vực xung quanh bãi xỉ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2... 
 
Kết quả khảo sát thực tế kết hợp phân tích bản đồ địa hình đã xác định được khu vực bị ngập úng cục bộ với diện tích khoảng 13,2 ha. Trong khu vực này, nước thường tồn đọng lại thành từng cụm nhỏ trên bề mặt, mực nước trong các giếng đào đã dâng lên xấp xỉ gần bằng với mặt đất tự nhiên và phần lớn diện tích cây trôm bị thiệt hại đều nằm trong vùng này. 
 
Qua các kết quả khảo sát và nghiên cứu, Viện Môi trường và Tài nguyên đã kết luận: Trong năm 2016, lượng mưa tại khu vực này gia tăng đột biến so với các năm từ 2012-2015 đã góp phần thúc đẩy nhanh sự ngập úng; điều kiện tiêu thoát nước ở khu vực kém, hệ thống cống thoát nước bề mặt ngang qua tuyến đường sắt Bắc – Nam không được duy tu bảo dưỡng tốt, cây cối mọc nhiều phía trước miệng cống làm cản trở dòng chảy, giảm năng lực thoát nước từ đó góp phần làm gia tăng mức độ ngập úng tại khu vực. Ngoài ra, do chưa có tuyến kênh thoát lũ ngoại lai ở phía Bắc bãi xỉ, nước mưa từ trên sườn núi cao đổ xuống không có đường tiêu thoát, bị thấm hết xuống đất làm gia tăng dòng chảy ngầm và mực nước ngầm tầng nông. Sự hình thành bãi thải xỉ làm thay đổi địa hình tự nhiên, thay đổi chế độ dòng chảy bề mặt và dòng chảy ngầm ngang qua khu bãi xỉ, dẫn đến sự dồn đọng nước tập trung về khu vực trũng thấp phía Tây bãi xỉ và gây ra ngập úng. 
 
Nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng clorua trong các hồ chứa nước của bãi xỉ là do quá trình bốc hơi nước trong thời gian dài từ lượng nước được dùng để trộn ẩm tro và nước tưới giữ ẩm bề mặt bãi xỉ dẫn đến lượng muối bị tích tụ trên bề mặt, khi trời mưa làm trôi lượng muối tích tụ này xuống các hồ chứa 24.000 m3 và 29.000 m3. Ngoài ra, trong tháng 4-5/2015, do tình hình khô hạn hồ Đá Bạc không có nước để cung cấp để xử lý sự cố phát tán bụi, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân buộc phải sử dụng thêm các nguồn nước khác để dập bụi trong những tình huống khẩn cấp và tưới giữ ẩm cho bãi xỉ (chủ yếu là mua nước từ các xe bồn được lấy trong khu vực xã Vĩnh Tân và xã Vĩnh Hảo). Tuy nhiên, chất lượng nước được mua từ các xe bồn chưa thể kiểm soát được về độ mặn. Qua theo dõi, giám sát, nồng độ clorua trong nước tưới bãi xỉ có sự suy giảm theo thời gian (dựa trên các số liệu quan trắc thu thập được từ tháng 3-8/2017). Từ tháng 4/2017, nước tưới bãi xỉ có nồng độ clorua nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt (do giữa tháng 4/2017 tại khu vực có mưa nhiều). 
 
Về nguyên nhân gây nhiễm mặn, khu vực xung quanh bãi xỉ hoàn toàn không có nguồn gốc nào từ tự nhiên mà chủ yếu là do tác động của con người. Cụ thể, nguồn nước ngầm ở khu vực này trước đây dùng được cho ăn uống (tức là không bị nhiễm mặn hoặc lợ) và địa hình khu vực này có độ cao từ 12m trở lên so với mực nước biển, các nhánh suối nhỏ trong vùng không bị ảnh hưởng của thủy triều nên khả năng xâm nhập mặn từ biển vào khu vực này là hoàn toàn không có (do độ chênh lệch địa hình khá lớn) mà do tác động của con người là chính. 
 
Quan sát thực tế cho thấy, khu vực này dọc theo các tuyến đường mòn phía Tây và phía Bắc bãi xỉ có những đống đất cát có lẫn san hô. Hiện tượng đổ đất ở đây được ghi nhận từ năm 2016 do quá trình thi công các dự án tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân. Kết quả phân tích 18 mẫu đất cho thấy các mẫu đất đổ đống có giá trị pH từ 6,04 – 9,05, hàm lượng clorua (Cl–) từ 25 – 2235 mg/kg, độ mặn từ 0,22 – 1,43 ‰. Các đống đất này có nguồn gốc từ phía ven biển đưa lên mang theo một hàm lượng muối nhất định trong đó. Theo thời gian, khi gặp mưa, độ mặn trong đất bị rửa trôi theo nước mưa, một phần chảy tràn trên bề mặt xuống khu vực trũng thấp phía Tây bãi xỉ, một phần thấm xuống đất đi vào tầng nước ngầm mạch nông, từ đó góp phần gây nhiễm mặn cho khu vực xung quanh. Đến nay, đã xác định phạm vi cây trôm bị chết hoặc bị ảnh hưởng là 4,63 ha; đất bị ngập úng 13,2 ha; nước dưới đất bị lợ là 12,4 ha. 
 
Qua khảo sát thực tế cho thấy, đa số cây trôm của 5 hộ dân (với diện tích trồng khoảng 4,63 ha) đều có hiện tượng trụi lá, khô cành. Một số cây còn lại tuy vẫn còn ra lá non nhưng bộ rễ đã bị hư thối, rễ cây khi nhổ lên có màu trắng đục và bốc mùi hôi. Một số cây trồng khác tuy vẫn còn đầy đủ lá xanh nhưng bộ rễ đã bị hư thối, không còn ra mủ hoặc mủ cũng bị hư thối. 
 
Kết quả phân tích mẫu đất kết hợp với ghi nhận tại hiện trường cho phép lý giải nguyên nhân cây trôm bị chết chủ yếu là do bị ngập úng nước. Hai vị trí trên đất trồng trôm của hộ ông Phạm Văn Tuấn có độ mặn chênh lệch khá nhiều và cả hai vị trí cây trôm đều bị chết (kể cả vị trí chưa bị mặn). Trên đất của hộ Trương Thị Thanh Tuyền tại vị trí bị ngập úng, cây bị chết. Trong khi tại vị trí không bị ngập, cây vẫn phát triển bình thường. Đất của hộ ông Trương Tấn Đức tuy có độ mặn khá thấp nhưng cây trôm vẫn chết do bị ngập úng. Đất của hộ Võ Ngọc Yên nằm ở địa hịnh cao ráo, không bị ngập nên cây vẫn phát triển tươi tốt. 
 
Qua kết quả báo cáo về nguyên nhân cây chết, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận cho biết, sẽ tiếp tục báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và đề nghị Tổng Công ty Phát điện 3 thực hiện các giải pháp để hạn chế tình trạng ngập úng, ngăn ngừa việc nhiễm mặn nước dưới đất, nước mặt trong khu vực; triển khai thực hiện kiểm kê, xác định mức độ thiệt hại của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng và đề xuất biện pháp hỗ trợ để sớm ổn định đời sống, sản xuất của người dân tại khu vực. Đồng thời, chỉ đạo UBND huyện Tuy Phong, UBND xã Vĩnh Tân niêm yết công khai nội dung báo cáo trên tại UBND xã Vĩnh Tân và giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm ổn định đời sống người dân tại khu vực.
 
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xác định nguyên nhân đất nhiễm mặn, cây trồng bị chết tại Vĩnh Tân, Bình Thuận

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI