»

Thứ bảy, 18/01/2025, 03:43:03 AM (GMT+7)

WWF-Việt Nam chung tay “Vì một Long An không rác thải nhựa”

(16:59:02 PM 04/07/2023)
(Tin Môi Trường) - Thông qua các nỗ lực hoạt động của WWF-Việt Nam trong suốt thời gian qua với địa bàn tỉnh Long An, người dân địa phương hiểu rõ hơn về ý nghĩa và lợi ích của việc phân loại rác thải tại nguồn và việc làm này nay đã trở thành thói quen tốt. Không chỉ có vậy, người dân có thể thay đổi cách ứng xử với rác nhựa thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng để kéo dài vòng đời của nhựa và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

WWF-[-]Việt[-]Nam[-]chung[-]tay[-]“Vì[-]một[-]Long[-]An[-]không[-]rác[-]thải[-]nhựa”

Mô hình cá tre ăn rác thải nhựa

 

Khắc phục khó khăn, nâng cao nhận thức
 
Trong những năm gần đây, tình trạng gia tăng rác thải nhựa (RTN) đang trở thành áp lực đối với môi trường tỉnh Long An. Việc sử dụng túi ni lông, đồ dùng nhựa một lần đã trở nên phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây. Đáng lo ngại là người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác sinh hoạt hàng ngày, việc xả rác thải ra môi trường, không phân loại RTN, gây khó khăn trong công tác xử lý RTN. 
 
Theo báo cáo Hiện trạng môi trường của Long An giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom 570 - 590 tấn/ngày. Riêng đối với Tp.Tân An, mỗi ngày thành phố phát sinh khoảng 130 - 150 tấn rác, kinh phí thu gom, xử lý khoảng 130 - 150 triệu đồng/ngày. Trên địa bàn Long An, nhà máy Tân Sinh Nghĩa có khả năng xử lý 240 tấn/ngày. Cùng với đó, nhiều địa bàn huyện tự đổ rác tại các bãi chứa, hoặc tự đốt hay có địa phương phải chở rác đi xử lý tại nhà máy xử lý rác ở TP. Hồ Chí Minh. Điều này đã gây nhiều tốn kém và làm tăng vấn nạn về ô nhiễm môi trường.
 
Không chỉ vậy, trong quá trình vận chuyển, đơn vị thu gom rác đã gặp nhiều khó khăn do rác hỗn hợp không được phân loại từ đầu nguồn (tại hộ gia đình). Vì vậy, việc phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là rác thải nhựa có vai trò quyết định và ảnh hưởng quan trọng đối với hệ thống quản lý chất thải rắn. Tuy nhiên, phần lớn chất thải rắn sinh hoạt hiện nay chưa được phân loại tại nguồn (tại hộ gia đình) do đại đa số người dân còn chưa nhận thức được lợi ích của việc phân loại rác thải tại nguồn, thu gom và tái chế nên tỷ lệ thu gom so với lượng phát sinh chưa đạt được mức tối đa.
 
WWF-[-]Việt[-]Nam[-]chung[-]tay[-]“Vì[-]một[-]Long[-]An[-]không[-]rác[-]thải[-]nhựa”
Mô hình đổi rác thải nhựa lầy cây xanh thực hiện mỗi quý 1 lần
 
Trước thực trạng này Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam đã hỗ trợ địa phương triển khai Đề án Quản lý rác thải cho tỉnh Long An, mô hình thực hiện thí điểm là phân loại rác tại nguồn tại Phường 3 (Tân An) với quy mô hơn 4.800 hộ dân.
 
Dự án đã hỗ trợ các trang thiết bị cần thiết, bao gồm việc phát gần 10.000 thùng rác cho các hộ gia đình, hỗ trợ mua 2 xe tải thùng để thu gom riêng các loại rác đã được phân loại, tuyên truyền và tập huấn về lợi ích và cách thức phân loại rác tại nguồn cho khoảng 1000 cán bộ và người dân; xoá bỏ hết các đống rác tự phát trên địa bàn triển khai thí điểm. Rác sau khi được các hộ gia đình phân loại sẽ được công nhân công ty Cổ phần Đô thị Tân An thu gom riêng theo từng loại. Bên cạnh đó, rác hữu cơ sau khi phân loại được thu gom riêng và vận chuyển đến nhà máy xử lý Tâm Sinh Nghĩa để sản xuất ra phân bón hữu cơ chất lượng cao. Từ đó đến nay, địa bàn triển khai thực hiện dự án, mô hình phân loại rác này đã đi vào nền nếp và đạt hiệu quả cao, đến nay đã được nhân rộng ra rất nhiều phường ở Tân An và các khu vực lân cận trong tỉnh.
 
WWF-[-]Việt[-]Nam[-]chung[-]tay[-]“Vì[-]một[-]Long[-]An[-]không[-]rác[-]thải[-]nhựa”
 
Để duy trì được mô hình này thực hiện bền vững, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An đã hỗ trợ việc thực hiện và giải quyết mọi vướng mắc, khó khăn cho người dân trong quá trình triển khai mô hình phân loại rác này tại các địa phương. Song song với đó là WWF- Việt Nam đã hỗ trợ các hoạt động truyền thông và xúc tiến mở rộng mô hình, bao gồm một chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao ý thức, khuyến khích hành vi phân loại, tái sử dụng và tái chế rác thải nhựa cộng đồng. Trong chiến dịch này, các thông điệp được truyền tải thông qua các chất liệu văn hóa dân gian nên vừa mới mẻ, vừa thân quen với người dân địa phương. Đó là những bức tranh cổ động mang phong cách truyền thống, với nội dung mở nhằm khơi dậy sự quan tâm của người dân đối với vấn đề rác thải và phân loại rác.
 
Những mô hình nhỏ nhưng ý nghĩa lớn
 
Một trong những mô hình ấn tượng nhất là mô hình “cá tre ăn rác thải nhựa” của đoàn viên, thanh niên Trường THPT Cần Giuộc ấp Hòa Thuận I, xã Trường Bình do hơn 20 học sinh của trường làm trong vòng 2 tuần. Ngoài nguyên liệu chủ yếu là tre, lưới nhựa, các bạn trẻ còn tận dụng những vật liệu không còn sử dụng như nắp chai, băng rôn cũ thiết kế thành con cá trông rất ngộ nghĩnh. Cá được đặt trong khuôn viên nhà trường, rất thuận tiện để học sinh “cho ăn”. Hơn 3 tuần triển khai, mô hình Cá tre ăn RTN làm thay đổi nhận thức của học sinh về tác hại RTN, các em đã hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần, thu gom được lượng lớn các chai nhựa, lon nhựa dư thừa, rơi vãi. Mô hình “Cá tre ăn RTN” đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, nâng cao nhận thức, hành vi sử dụng RTN trong giới học sinh, sinh viên.
 
WWF-[-]Việt[-]Nam[-]chung[-]tay[-]“Vì[-]một[-]Long[-]An[-]không[-]rác[-]thải[-]nhựa”
Người dân nâng cao trách nhiệm phân loại rác
 
Còn tại TP.Tân An, tỉnh Long An, nhận thức được tác hại của RTN, các em học sinh Trường THCS Thống Nhất đã thực hiện mô hình xây "Ngôi nhà kế hoạch nhỏ" bằng việc thu gom chai nhựa. Mỗi giờ lên lớp hoặc ra chơi, các bạn sau khi ăn quà vặt đều bỏ những chai nhựa vào đây, vừa tiết kiệm được phần tiền nhỏ, vừa BVMT. Trước đây, học sinh thường xả rác mặc dù được các thầy cô nhắc nhở nhiều lần. Từ khi phát động đến nay, các em hiểu hơn về tác hại của rác thải nói chung, RTN nói riêng đối với môi trường sống.
 
Với vai trò xung kích, chủ động, sáng tạo, mỗi đoàn viên, thanh niên xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An là hạt nhân, nòng cốt, gương mẫu đi đầu trong phong trào không sử dụng RTN. Đoàn Thanh niên xã thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền đến các đoàn viên, đội viên và người dân về tác hại của RTN, túi ni lông đối với môi trường sống và sức khỏe con người; vận động mọi người bỏ rác đúng nơi, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa. Cùng với đó, Đoàn Thanh niên xã thực hiện Chương trình “Đổi vỏ chai nhựa - nhận chai thủy tinh”, cứ 30 chai nhựa đã qua sử dụng sẽ đổi lấy 1 chai đựng nước bằng thủy tinh có in logo của Đoàn và thông điệp “Nói không với RTN”. Số vỏ chai nhựa thu gom được sẽ tái chế thành các vật dụng trang trí tại cơ quan hoặc làm dụng cụ học tập (hộp đựng bút) để tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay, mô hình đã được nhân rộng ra các xã khác trên địa bàn. Các em đã tự giác phân loại rác thải tại nhà, giữ gìn vệ sinh chung. Hành động tưởng chừng rất nhỏ nhưng  đã và đang góp phần tích cực trong việc xây dựng và hình thành ý thức tự giác BVMT của các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh.
 
Nỗ lực lan tỏa phong trào và thực hiện có trách nhiệm.
 
WWF-[-]Việt[-]Nam[-]chung[-]tay[-]“Vì[-]một[-]Long[-]An[-]không[-]rác[-]thải[-]nhựa”
Người dân Long An được dự án WWF -Việt Nam tập huấn phân loại rác thải tại nguồn
 
Dự báo đến năm 2025, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình  trên địa bàn khoảng 1.132,89 tấn/ngày. Để giảm thiểu RTN, UBND tỉnh Long An đã ban hành Văn bản số 4187/UBND-KTTC gửi các Sở, ban, ngành và đoàn thể chính trị - xã hội, UBND các huyện, thị xã và thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Đến nay, các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh không sử dụng chai nhựa dùng một lần; việc tuyên truyền, tổ chức hội thi liên quan về BVMT cho học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh của Sở Giáo dục và Đào tạo, tổ chức tập huấn cho cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ của 14 xã, phường trên địa bàn thành phố Tân An… Trong thời gian tới, để phong trào "Chống RTN" lan tỏa trong cộng đồng, tỉnh sẽ triển khai thực hiện một số giải pháp như: Xử lý nghiêm đối với các đơn vị có hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải và phế liệu, quản lý chất thải nguy hại; khuyến khích người tiêu dùng giảm việc sử dụng các sản phẩm nhựa và túi ni lông, thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng; từng bước xây dựng quy trình phân loại và thu gom phế thải nhựa có thể tái chế và triển khai hình thức dán nhãn mác rõ ràng lên tất cả các vật liệu để xác định khả năng tái chế của sản phẩm; khuyến khích người dân hướng đến sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường; tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại và siêu thị cắt giảm sử dụng nhựa, giảm thiểu đóng gói bao bì sản phẩm bằng nhựa và ni lông; sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông; vận động các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia xã hội hóa công tác BVMT, thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có trách nhiệm BVMT.
 
Long An hôm nay được đánh giá là một địa phương xanh, sạch, đẹp. Ý thức và trách nhiệm về phân loại rác đầu nguồn cùng với gìn giữ môi trường nơi mình sống đã và đang đi dần vào tiềm thức mỗi người. WWF- Việt Nam và hình ảnh nụ cười, lời nói của những cán bộ dự án đầy tâm huyết, trách nhiệm như thông điệp nhắc nhở sống và làm việc phải trách nhiệm bảo vệ môi trường.
WWF là một trong những tổ chức bảo tồn độc lập lớn và uy tín nhất thế giới, với hơn 5 triệu người ủng hộ và một mạng lưới toàn cầu hoạt động tại hơn 100 quốc gia. Sứ mệnh của WWF là ngăn chặn sự suy thoái của môi trường tự nhiên Trái đất và xây dựng một tương lai trong đó con người sống hài hoà với thiên nhiên, thông qua bảo tồn đa dạng sinh học thế giới, đảm bảo sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo, và tuyên truyền giảm ô nhiễm và tiêu dùng lãng phí.
 
Tại Việt Nam, WWF bắt đầu thực hiện chiến lược bảo tồn ở cấp quốc gia từ năm 1985; từ đó phối hợp chặt chẽ với chính phủ Việt Nam để tiến hành các hoạt động khác nhau liên quan đến lĩnh vực môi trường trên khắp cả nước.
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: WWF-Việt Nam chung tay “Vì một Long An không rác thải nhựa”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI