»

Thứ hai, 25/11/2024, 19:51:23 PM (GMT+7)

TPHCM:Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường - Khó đạt chỉ tiêu

(17:41:23 PM 08/07/2013)
(Tin Môi Trường) - 80% - 90% cơ sở sản xuất, dịch vụ, thương mại trên địa bàn phải có hệ thống xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn quy định; có nơi lưu chứa chất thải và ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý. Đó là mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà TPHCM đặt ra trong giai đoạn 2011 - 2013. Tuy nhiên, mục tiêu trên đang có nguy cơ không đạt yêu cầu.

 

Xử lý bùn thải tại một công ty sản xuất giấy ở quận 12 TPHCM. Ảnh: KIM NGÂN

 

Thiếu thống kê danh sách doanh nghiệp đen

 

Ông Cao Tung Sơn, Phó Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, cho biết, để thực hiện được mục tiêu trên đã có 3/38 chương trình cần phải thực hiện. Cụ thể, phải thực hiện điều tra, thống kê toàn diện các nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước. Trong đó bao gồm tổng thể về chất lượng nước thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện, cơ sở kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ gia súc, nuôi trồng thủy sản, bãi rác; triển khai chương trình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và xây dựng quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

 

Hai trong số 3 chỉ tiêu trên là công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường thực hiện khá tốt. Riêng mục tiêu thống kê các cơ sở sản xuất kinh doanh có khối lượng nước thải khoảng từ 10m³/ngày đêm trở lên thì vẫn chưa thực hiện được. Chỉ mới thực hiện điều tra, thống kê 439 nguồn thải có lưu lượng trên 50m³/ngày đêm và một số nguồn thải công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khác như giấy, dệt nhuộm, cao su…

 

Điều đáng chú ý là trong số 439 nguồn thải thống kê được, có đến 17% nguồn thải chưa đạt quy định. Và con số này sẽ tăng lên rất nhiều nếu thống kê đầy đủ số lượng cơ sở có lượng nước thải khoảng 10m³/ngày đêm trở lên.

 

Bà Nguyễn Thị Phấn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận 5, khẳng định, đối tượng thường xuyên vi phạm môi trường là những cơ sở sản xuất nhỏ nằm xen cài trong khu dân cư. Họ thường tận dụng nhà làm cơ sở sản xuất nên không có hệ thống xử lý chất thải. Việc xử lý cũng rất khó vì ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.

 

Việc thống kê đầy đủ số lượng doanh nghiệp có mức xả thải từ 10m³/ngày đêm được xem là cơ sở dữ liệu chính xác để xây dựng, đề ra những giải pháp xử lý triệt tiêu nguồn thải gây ô nhiễm. Tuy nhiên, để làm được điều này không dễ.

 

Khó vì thiếu kinh phí

 

Lý giải thực tế này, ông Cao Tung Sơn cho rằng, nguyên nhân là do thiếu nguồn nhân lực cũng như kinh phí để thực hiện điều tra thống kê nguồn thải một cách toàn diện và đồng bộ. Sở đã yêu cầu các quận huyện rà soát, lập danh sách thống kê các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trên địa bàn mình. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu nguồn thải không thống nhất giữa các cơ quan quản lý, thiếu sự chia sẻ dẫn đến công tác quản lý, cập nhật thông tin chưa hiệu quả.

 

Mặt khác, phương pháp đánh giá các tiêu chí bảo vệ môi trường đối với các hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại trên địa bàn TP cũng chưa được xây dựng. Kết quả là có những cơ sở xét theo tiêu chuẩn của quận này thì gây ô nhiễm nhưng ở quận khác thì không hoàn toàn như vậy. Điều này buộc sở phải có công tác thẩm định trước khi chốt danh sách cơ sở gây ô nhiễm trình UBND TP phê duyệt nhưng để làm được điều này cần nhất thiết phải có sự đầu tư kinh phí từ phía thành phố. Sở đã đề xuất UBND TP cấp thêm kinh phí để thực hiện công tác trên nhưng chưa được chấp thuận. Bản thân sở đã chủ động đề xuất thành lập trung tâm quan trắc cấp thành phố nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu chất thải phát sinh trong quá trình kiểm tra nhưng cho đến nay trung tâm mới đang trong giai đoạn xúc tiến thành lập.

 

Không dừng lại đó, mức thu phí nước thải công nghiệp hiện còn thấp khiến cho nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp phí hơn là đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Mức xử phạt hành vi vi phạm môi trường tuy cao nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể bị kiểm tra hoặc bị phạt. Về phía cơ quan chức năng cũng đã triển khai nhiều chương trình đồng bộ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện chất lượng môi trường sản xuất. Điển hình như hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho đến nay vẫn rất ít doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này.

 

Để có thể tăng tốc nhằm đạt mục tiêu chương trình giảm thiểu ô nhiễm đặt ra, trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn và chưa có hệ thống xử lý nước thải, tiến hành hỗ trợ bằng cách cho vay vốn không lãi suất trong thời gian dài, khuyến khích việc đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải. Đồng thời, tăng cao mức thu phí đối với các doanh nghiệp xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép.

 

Đặc biệt, tiến hành điều tra toàn diện và kiểm soát các nguồn thải có lưu lượng nước thải từ 10m³/ngày đêm trở lên. Toàn bộ thông tin về những cơ sở này sẽ cập nhật lên bản đồ GIS nhằm phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát các nguồn ô nhiễm chung cho toàn thành phố. Trường hợp những doanh nghiệp cố tình tái phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sẽ phạt tiền và hình thức bổ sung ở mức cao nhất.



Riêng với những nguồn thải trên 1.000m³/ngày đêm, bắt buộc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. Nếu các giải pháp đề xuất được tiến hành đồng bộ và hiệu quả thì mới mong đến cuối năm 2015 mục tiêu đặt ra là có 80% - 90% cơ sở có lưu lượng nước thải từ 10m³/ngày đêm trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn mới có thể thực hiện được.
 

Theo PHÚC ANH (SGGP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TPHCM:Chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường - Khó đạt chỉ tiêu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI