»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:05:01 AM (GMT+7)

TP HCM: Đau đầu với vấn nạn tiểu bậy ở nơi công cộng Tin videoTin mới nhất

(16:18:33 PM 02/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Thời gian qua, các phương tiện truyền thông phản ánh rất nhiều về vấn nạn tiểu bậy, nhưng dường như hiện tượng này vẫn tiếp tục diễn ra trên một số khu vực ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, ngay cả trường học và công viên.

Tiểu bậy ở công viên, vách tường trường học


TP[-]HCM:[-]Đau[-]đầu[-]với[-]vấn[-]nạn[-]tiểu[-]bậy[-]ở[-]nơi[-]công[-]cộng
Lái xe ôm thản nhiên “giải quyết” ngay vách tường của Trường trung học cơ sở Hà Huy Tập. (Ảnh: Trúc Hương)


Đầu đường Nguyễn Duy, phường 3, quận Bình Thạnh là một trong những nơi “hút” khách uống nước ven vỉa hè, lái xe ôm và những người đi đường vào... tiểu bậy.

Có lẽ, con đường này được chắn kín bởi 2 vách tường của Trường đại học Mỹ Thuật và Trường trung học cơ sở Hà Huy Tập, nên nơi đây thành chỗ thuận tiện để những ai muốn “giải bày nỗi sầu”, mặc cho dòng người đông đúc qua lại.

Điều đáng nói, đây là con đường thường xuyên có học sinh, sinh viên của 2 trường trên hiện diện, những hình ảnh “giải quyết nỗi sầu” này  ập vào mắt của  các bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường hàng ngày .
 
Chị Nguyễn Thị Hồng Sáu, sống tại khu vực này cho biết: Mỗi lần đi ngang qua đây tôi cảm thấy khó chịu vì mùi hôi nồng nặc, có lúc tôi phải gượng mặt, xấu hổ khi thấy người ta đứng tiểu nhưng chẳng hiểu sao họ có thể thực hiện hành động thiếu văn hóa ấy. Đa số, những người buôn bán vỉa hè có nhà gần đây, nhưng mỗi khi “mắc” thì họ cứ “xả bậy” ngay tại đây !.

Chị Sáu còn cho biết thêm, mặc dù đối diện đường Nguyễn Duy là Bệnh viện Gia Định, họ chỉ cần đi bộ vài bước vào là có chỗ để “giải quyết” kín đáo, nhưng chẳng ai quan tâm “sử dụng”.

Chị Sáu tự giải thích: Có lẽ đây là nơi công cộng nên chẳng ai lên tiếng nhắc nhở hay phê phán, mặc dù mùi khai nồng nặc xông thẳng vào mũi của người đi đường.
 


TP[-]HCM:[-]Đau[-]đầu[-]với[-]vấn[-]nạn[-]tiểu[-]bậy[-]ở[-]nơi[-]công[-]cộng

Ông cụ “tưới cây” tại công viên Hòa Bình, quận 5. (Ảnh: Trúc Hương)
 

Xin đừng tiểu bậy cạnh trường học, công viên

Dọc theo vỉa hè thuộc Bệnh viện Ung Bướu, đường Nơ Trang Long là nơi dừng chân nghỉ ngơi, đón khách của tài xế xe ôm, đồng thời cũng là nơi “xả bậy” của họ. Mặc dù, bệnh viện gần bên có nhà vệ sinh nhưng họ không vào để “giải quyết”, mà chọn cách “giải quyết” ngay chỗ mình ngồi.

Cũng trên vỉa hè ngay giao lộ Phan Đăng Lưu – Đinh Tiên Hoàng, gần Trường trung hoc cơ sở Trương Công Định dường như là chỗ cho những người sửa xe, bán vỉa hè tại đây tiểu tiện, mùi hôi nồng nặc nhưng họ vẫn ngồi, có khi ăn uống bình thường.

Tại công viên Hòa Bình, quận 5 cứ khoảng vài phút thì có một người đến “tình nguyện tưới cây”, họ (đa số là lái xe ôm, nhặt ve chai) xem đây như nhà của mình nên “tưới” vô tư, không ngần ngại.


Rất nhiều người thấy và cho rằng công viên là nơi thoáng mát, trong lành để mọi người giải tỏa căng thẳng sau những ngày tất bật với công việc, là nơi để giới trẻ giao lưu, học hỏi, vui chơi với bạn bè. Tuy nhiên những hành động thiếu văn hóa – “tiểu bậy” đã làm mất đi môi trường trong lành, vẻ đẹp mỹ quan vốn có tại đây. Mặc dù, một số cơ quan chức năng đã vào cuộc, nguyên nhân một phần bởi sự thiếu ý thức của người dân. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện không đủ nhà vệ sinh công cộng để phục vụ người dân.

Anh Diệp Duy Tín ở quận 5 cho biết: "Hình ảnh “tiểu bậy”, thiếu văn hóa thường xuyên xảy ra ngay công viên, gần trường học sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến kỹ năng sống, trách nhiệm ứng xử ở nơi công cộng của các em, đây là một điều đáng phê bình và lên án. Để nâng cao ý thức cho con em – thế hệ tương lai của đất nước, bậc phụ huynh phải làm gương để con mình noi theo, đồng thời, nhà trường cần đề cao vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho các em. Bởi, nhân cách và ứng xử của con người phải được hình thành ngay từ khi còn bé thì mới mong xã hội văn minh".

Nhà vệ sinh công cộng ở đâu?

 

Theo số liệu của Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 208 nhà vệ sinh công cộng trên 8 triệu dân – một con số khiêm tốn. Đặc biệt, nhà vệ sinh công cộng thường tập trung ở  trung tâm thành phố, những quận còn lại khó tìm thấy nhà vệ sinh công cộng trên đường đi. Trong đó, có 5 cái nằm trong các chợ Tân Định (P.Tân Định), Bến Thành (2 cái, P.Bến Thành), Dân Sinh (P.Nguyễn Thái Bình) và chợ Thái Bình (P.Phạm Ngũ Lão); trên tuyến đường có 3 vị trí ở đường Nguyễn Thái Học (góc Nguyễn Thái Học - Võ Văn Kiệt, P.Cầu Ông Lãnh), đường Quách Thị Trang (bến chờ xe buýt đối diện công viên Quách Thị Trang, P.Nguyễn Thái Bình), Nguyễn Cư Trinh (gần góc đường Nguyễn Cư Trinh - Trần Đình Xu, P.Nguyễn Cư Trinh); trong công viên có 3 vị trí ở công viên Lê Lai (góc mũi tàu Lê Lai - Nguyễn Trãi, P.Bến Thành), công viên Lý Tự Trọng (gần gốc cây đa, P.Bến Nghé), công viên Phong Châu (bên hông nhà sách Nguyễn Thị Minh Khai, P.Nguyễn Cư Trinh); 1 cái trong nhà ở 114 Cô Giang, P.Cô Giang; số còn lại là nhà vệ sinh chất liệu composite ở vỉa hè giao lộ Nguyễn Trung Trực - Nguyễn Du (P.Bến Thành), Lý Tự Trọng - Hai Bà Trưng (P.Bến Nghé), góc Huyền Trân Công Chúa - Nguyễn Thị Minh Khai (P.Bến Thành), gần ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Huỳnh Thúc Kháng (P.Bến Nghé), góc Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Thị Minh Khai (P.Bến Thành), góc đường Nguyễn Cảnh Chân - Trần Hưng Đạo (P.Cầu Kho), góc Trần Cao Vân - Phùng Khắc Khoan (P.Đa Kao), góc Nguyễn Du - Chu Mạnh Trinh (P.Bến Nghé), bên hông Bệnh viện Nhi đồng 2 (gần ngã ba Lê Văn Hưu - Nguyễn Du, P.Bến Nghé), bên hông Bệnh viện Từ Dũ (đường Nguyễn Thị Minh Khai, P.Phạm Ngũ Lão), bên hông Trường Đăng Khoa (đường Cô Bắc, P.Cầu Ông Lãnh), bên hông Thảo Cầm Viên (đường Nguyễn Hữu Cảnh, P.Bến Nghé), góc Trần Hưng Đạo - Trần Đình Xu (P.Nguyễn Cư Trinh), gần cửa cổng 136 Hàm Nghi (P.Bến Thành), gần cửa sau Sân khấu Trống Đồng (góc 116 Nguyễn Du, P.Bến Thành).

Xem video về:TP HCM: Đau đầu với vấn nạn tiểu bậy ở nơi công cộng
TRÚC HƯƠNG (Huongnnt@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: TP HCM: Đau đầu với vấn nạn tiểu bậy ở nơi công cộng

  • nguyễn hữu quyết (10:38:25 AM 09/04/2016)có nhà vệ sinh đâu

    Nói đi nói lại thì ý thức rồi tinh thần này nọ chứ thử hỏi mấy nơi công cộng mà có nhà vệ sinh nào. đi 4 5 cây số mà không có lấy một cái nhà vệ sinh. nếu có thì ôI thôi khó lòng mà tả nổi. thế thì đi vào đâu trong khi nhu cầu rất gấp. tất nhiên là đái bậy rồi.

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP HCM: Đau đầu với vấn nạn tiểu bậy ở nơi công cộng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI