Môi trường » Bảo vệ môi trường
TP HCM: 80% cơ sở ô nhiễm chậm di dời là doanh nghiệp nhà nước
(21:35:16 PM 30/07/2015)Trạm nghiền của Công ty Xi măng Hà Tiên 1 tại quận Thủ Đức vẫn chưa được di dời khiến người dân bức xúc. Ảnh: NLĐ.
Ngày 30/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 18 HĐND TP HCM, đại biểu Huỳnh Công Hùng cho rằng cử tri đang mất lòng tin với lãnh đạo thành phố về việc chậm di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm trong khu dân cư. Bởi những nơi cũ chưa di dời thì tiếp tục phát sinh 698 cơ sở ô nhiễm và không phù hợp quy hoạch.
"Vì sao chậm di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư? Có phải ngành chậm chạp trong việc tham mưu, hiến kế cho UBND thành phố? Tôi được biết, báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường gởi UBND từ năm này sang năm khác là y chang nhau, đây là sự đối phó", ông Hùng nói.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Thị Bích Thủy đề nghị lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường cho biết còn bao nhiêu doanh nghiệp phải di dời, số doanh nghiệp vi phạm gây ô nhiễm môi trường mà không chấp hành quyết định xử phạt thì Sở có giải pháp để xử lý dứt điểm?
Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM Đào Anh Kiệt cho biết, năm 2002 thành phố lên kế hoạch di dời hơn 1.400 cơ sở gây ô nhiễm ra ngoại thành trong ba năm. Nhưng đến năm 2005 vẫn chưa hoàn thành, sau đó gia hạn thêm. Hiện còn 6 cơ sở theo chương trình (không kể số phát sinh) chưa chịu di dời.
Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM Đào Anh Kiệt
"Tôi thừa nhận quá trình làm việc đã thiếu kiên quyết và xin nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, có một thực tế là số doanh nghiệp ù lì, chậm di dời đa phần là doanh nghiệp vốn nhà nước. Cụ thể, 5 trong 6 cơ sở ù lì còn lại là doanh nghiệp nhà nước", ông Kiệt nói và cho biết còn có nguyên nhân khác là loại hình sản xuất không còn "chốn dung thân" như sản xuất nước mắm, doanh nghiệp đành xin ở lại chỗ cũ.
Đối với trạm nghiền xi măng Hà Tiên 1 ở quận Thủ Đức đang gây bức xúc rất nhiều cho người dân, ông Kiệt cho biết hiện công đoạn gây ô nhiễm là nghiền clinke tại nhà máy đã giảm bớt. "Tuy nhiên, sắp tới dứt khoát nơi này phải di dời vì cùng với xưởng đóng tàu Ba Son là hai cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng", Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường khẳng định.
Về phía UBND TP, Phó chủ tịch Hứa Ngọc Thuận cũng xin nhận trách nhiệm liên quan vụ việc. "Sắp tới UBND TP sẽ tổ chức chuyên đề để xử lý dứt điểm những trường hợp này và có báo cáo cụ thể với HĐND TP", ông Thuận cho biết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.