Môi trường » Bảo vệ môi trường
Top 10 đặc sản bánh quà tặng nổi tiếng Việt Nam
(17:18:42 PM 15/08/2012)Bánh cốm hàng than
1. Bánh cốm Hàng Than (Hà Nội)
Để có một chiếc bánh cốm thơm ngon tinh khiết, người làm bánh phải chọn những hạt cốm đuợc làm từ hạt thóc nếp già, cho ra loại cốm già loại một, cốm đều, mịn màng, thơm, tinh khiết, không mốc, không chua. Cốm được làm ra cho vào hũ tránh mốc, ẩm để có thể làm bánh được quanh năm. Tuy nhiên, bánh cốm ngon nhất vẫn là bánh được làm vào mùa thu, mùa cốm. Đậu xanh để làm nhân bánh cũng phải là những hạt mẩy đều vàng lòng, xanh vỏ, đem ngâm nước cho nở hết, bóc vỏ, đồ lên giã nhuyễn trộn lẫn với dừa, đường kính trắng, thêm một chút nước hương bưởi được pha trộn theo một công thức riêng theo bí quyết của từng nhà hoặc có nơi thêm vào nhân bánh mứt sen trần, dừa nạo…đảo đều để có một hỗn hợp nhân bánh thơm mát, ngọt bùi.
Quá trình xào cốm lửa phải được điều chỉnh tùy theo mức độ và phụ thuộc vào tay nghề của người thợ, lửa to quá hay nhỏ quá đều có thể làm mất màu hoặc hương vị của cốm. Đến Hà Nội, cả những người ở Hà Nội hay cả người nước ngoài đến Hà Nội, bao giờ cũng tìm đến Hàng Than mua bánh cốm. Và có bao nhãn hiệu bánh cốm nổi tiếng như: Nguyên Ninh, Anh Ninh, Bảo Minh… nhưng bánh cốm Hàng Than vẫn là tên gọi để chỉ một món ngon, một thức quà của người xa xứ, hay trong những đám cưới hỏi. Bánh đi khắp nẻo đường, như mối ân tình của người tặng quà và người nhận quà vậy.
2. Bánh phu thê Đình Bảng (Bắc Ninh)
Bánh phu thê là một nét đặc trưng của đất Kinh Bắc. Bánh được gói bằng lá dong rồi đem luộc lên. Khi mở ra, dưới lớp vỏ bánh sắc vàng trong suốt rắc lấm tấm những hạt vừng đen, nhân bánh hiện ra. Nào đậu xanh đãi sạch vỏ đã được hấp chín đánh tơi, thêm đường trắng, cùi dừa, hạt sen và hương ngũ vị. Bột làm bánh được làm từ gạo nếp, xay bằng cối nước, sau đó lọc lấy chất tinh, ép cho ráo nước rồi phơi khô. Khi làm bánh, dùng nước quả dành dành nhào bột để lấy mầu sắc tự nhiên. Đu đủ xanh được nạo rồi cắt nhỏ nhào lẫn với bột để bánh thêm độ giòn.
Khi ăn, bạn sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đậu xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường... tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh. Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Triết lý ngũ hành cũng được thể hiện một cách tinh tế qua năm mầu của bánh. Tất cả như biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời và con người.
3. Bánh đậu xanh (Hải Dương)
Bánh đậu xanh ra đời tại Hải Dương vào những năm đầu thế kỷ 20, được làm nên từ bốn loại nguyên liệu đồng nội vốn rất gần gũi với mọi người dân Việt
Cái quý và độc đáo của bánh nằm ở những công đoạn rất tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người thợ làm nghề. Ðậu xanh phải là loại xanh vỏ, vàng lòng, được chọn lọc công phu, đem rang khô, xay vỡ, sảy sạch vỏ, cho vào chảo rang nhỏ lửa để nhân đỗ chín vàng.
Ðậu rang xong xay nhỏ mịn, người làm bánh lại dùng rây mau loại hết những mảnh vụn cho bột mịn, mượt. Mỡ khổ còn tươi, lột da, rán nhỏ lửa cho mỡ trong và thơm. Mỡ rán khéo là loại mỡ vừa độ lửa, nếu mỡ rán quá già, bánh sẽ có mùi khét; nếu mỡ quá non bánh sẽ mất mùi thơm và vị ngậy. Ðường kết tinh hòa nước, lọc sạch bằng lòng trắng trứng. Hoa bưởi cho thêm mùi già, rễ tòng bài chưng lấy tinh dầu. Bốn nguyên liệu trên được trộn đều theo tỷ lệ hợp lý, đóng thành khẩu, gói trong giấy bóng kính, rồi mới đóng thành hộp.
Một nét “duyên thầm” chỉ thấy nơi loại bánh này, là dù qua bao nhiêu thời gian, cải tiến mẫu mã cách đóng bánh vẫn theo quy chuẩn: 10 khẩu mỏng xếp thành 5 hàng (8,5 x 3,2 x 1,1cm) nặng 45g.
4. Bánh cáy (Thái Bình)
Bánh cáy làng Nguyễn (Đông Hưng, Thái Bình) làm hoàn toàn bằng nông sản quê hương: nếp cái hoa vàng tròn mẩy, gấc chín đỏ, lạc, vừng rang vàng giòn rụm, mỡ phần, cơm dừa xắt lát ướp đường, mứt bí dẻo thơm, mạch nha, hương bưởi dịu thơm cho món bánh thêm hấp dẫn.
Bánh cáy chính hiệu phải làm cầu kỳ chứ không đơn giản. Nếp cái hoa vàng ngâm nước, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu lại đem phơi khô (người làng Nguyễn gọi đây là “con cáy”). Thóc tẻ bung trong nồi gang, cho xòe cánh thành một thức gọi là “nẻ”. Mỡ phần loại ngon, cơm dừa bào sợi, cho ướp đường nửa tháng. Chiên vàng nẻ, “con cáy”, trong dầu ăn. Mạch nha được ủ công phu từ mầm lúa gạo đem nấu già trên bếp than đỏ hồng, đảo đều tay cáy con, nẻ, mỡ phần, cơm dừa, mứt bí, gừng sợi, thêm hương hoa bưởi đến độ kết dính thích hợp. Xong xuôi, bánh cáy cho vào khay ép phẳng, tranh thủ lúc bánh còn nóng rắc một lớp vừng cho thơm. Sau đó, từng vuông bánh đem đóng hộp, dãn nhãn.
Bánh cáy được người dân Thái Bình xem như một thứ của ngon vật lạ, luôn được chọn làm quà biếu họ hàng, bè bạn. Và, miếng bánh cáy dẻo ngọt thơm ngon cũng là món quà không thể thiếu của du khách từ các tỉnh thành khi đến Thái Bình.
5. Bánh nhãn Hải Hậu (
Gọi là bánh nhãn vì bánh làm ra trông xinh xắn, vàng ươm như những quả nhãn. Bánh nhãn được người trong
Làm bánh nhãn, cần nếp Hải Hậu, trứng gà tươi, đường kính trắng, mỡ lợn tươi ngon. Gạo nếp xay nhỏ, rây kĩ. Bánh nhãn không nhào bột nếp với nước mà nhào luôn vào trứng gà đã đánh tan. Bột nếp và trứng gà phải được nhào thật khéo để được hỗn hợp dẻo, mịn.
Bánh nhãn được chiên trong chảo ngập mỡ. Lửa thật nhỏ để mỡ nóng dần dần. Viên bột nhỏ xíu, trong chảo mỡ nóng có thể nở phồng thành những viên bánh nhãn tròn xoe. Lúc ấy, người ta nhanh chóng vớt bánh ra cho ráo mỡ, rồi đem bánh vào “hoán đường” trong một chảo khác, có đường kính trắng đã được nấu tan chảy. Mật đường bám vào viên bánh, làm vỏ ngoài từng viên bánh bỗng nhiên bóng hơn. Bánh nhãn thêm giòn, và ngọt tự nhiên cũng từ chảo đường sóng sánh này.
Bánh nhãn được nhâm nhi bên chén trà buổi sớm, ấm áp bên tách cà phê xế chiều hay đơn giản, mời nhau cho câu chuyện thêm vui đều mang lại vị ngọt ngào, lôi cuốn.
6. Bánh gai Tứ Trụ (Thanh Hóa)
Tứ Trụ thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 40 km về phía Tây. Thế kỷ thứ XV, Tứ Trụ nằm trong vùng căn cứ khởi nghĩa Lam Sơn do anh hùng dân tộc Lê Lợi lãnh đạo.
Bánh gai Tứ Trụ khởi đầu là do người làng Mía trong vùng làm ra để cúng giỗ Lê Lợi, Lê Lai, cúng ông bà Tổ tiên trong Tết Nguyên đán và lễ hội trong năm. Dần dần nghề làm bánh gai được phổ biến ở các làng vùng Tứ Trụ xã Thọ Diên và trở thành đặc sản của xứ Thanh nổi tiếng cả nước.
Nguyên liệu làm dễ tìm kiếm, nhưng lại hơi cầu kỳ. Gạo nếp cái hoa vàng xay lọc lấy tinh bột, mật mía loại ngon nhất vùng, thịt lợn nạc làm thành ruốc bông, đậu xanh đãi vỏ, đồ chín giã nhỏ, dừa già nạo thành sợi trắng như sợi cước, vừng rang vàng thơm, lá gai (cây gai mọc trên đồi, củ gai thường làm thuốc an thai) tước gân, luộc lên giã nhỏ lấy tinh bột, lá chuối khô để gói bánh. Bánh gai Tứ Trụ có hương vị ngon mà các loại bánh ngọt khác không có được.
7. Bánh khô mè Cẩm Lệ (Đà Nẵng)
Mỗi làng nghề cổ truyền đều có những nét đẹp cổ truyền riêng biệt, Cẩm Lệ cũng vậy. Bên cạnh sự thanh bình của làng quê ven đô, Cẩm Lệ còn gây ấn tượng bởi những cánh đồng mía ven bờ sông. Đây cũng là nguồn nguyên liệu để làm đường non cho món bánh khô mè Cẩm Lệ.
Bắt nguồn từ một món ăn ngày lễ Tết của những người dân nghèo hồi xưa, đến nay bánh khô mè đã phát triển thành một đặc sản của người Quảng. Bánh được sản xuất quanh năm ở một số vùng thuộc Quảng
Giống như rất nhiều loại bánh truyền thống của Việt
Bánh khô nổ được bao bọc bởi bột nếp, còn bánh khô mè phủ quanh là mè, thoạt trông giống như mè xửng xứ Huế. Theo những người làm nghề lâu năm, bánh khô mè là một bước cải tiến của bánh khô nổ để phù hợp khẩu vị của người dân các vùng Nam Bắc.
8. Bánh phồng sữa dừa Bến Tre
Bánh phồng sữa dừa, một trong những đặc sản của tỉnh Bên Tre. Đây là món quà được làm chủ yếu từ dừa, bột gạo, pha với bột sắn, nước, đường, mè, đậu xanh, lá dứa, sầu riêng… theo một công thức, tỷ lệ hợp lý.
Khi tráng bánh người ta trải một tấm khăn trên nồi có nước sôi bên trong. Để ra được bánh phồng sữa vừa mềm, dẻo, thơm, phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật đổ bánh, động tác đổ phải thật khéo léo, nhanh nhẹn, sau đó rắc mè lên trên. Bánh chín để lên nan tre mỏng và phơi nắng từ 3 đến 5 ngày. Khi thưởng thức, người ăn sẽ cảm nhận vị bùi béo của nước cốt dừa, độ mịn, mềm của bột gạo kết hợp cùng bột sắn. Đặc biệt mùi thơm của sầu riêng tạo nên hương vị khó quên của bánh phồng sữa dừa.
Từ lâu Bến Tre đã là địa danh yêu mến của nhiều du khách. Đây là vùng đất ba dãy cù lao hợp thành, xung quanh bao bọc bởi những dòng sông, con rạch hiền hòa, êm dịu, phủ mát bóng dừa xanh. Cùng với nhiều sản phẩm khác, bánh phồng sữa dừa đã trở thành “quà tặng” thân thiết dành cho gia đình, người thân, bạn bè… của những người một lần đến với mảnh đất cù lao Bến Tre. Và, hương vị đặc trưng của loại bánh này được sản xuất từ các doanh nghiệp, cơ sở như Thiên Long, Thanh Long, Thủy An, Tuyết Linh…
9. Bánh phồng tôm Sa Giang (Đồng Tháp)
Bánh phồng tôm Sa Giang nổi tiếng từ lâu. Từ con tôm nước ngọt như tôm tích, tép mòng, tép ròng... qua bàn tay chế biến khéo léo của con người đã trở thành bánh phồng tôm Sa Giang, sản phẩm truyền thống đặc trưng của tỉnh Đồng Tháp.
Bánh được làm từ bột, thịt tôm xay nhuyễn và một ít hạt tiêu giã nhỏ. Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi vải dạng hình ống dài. Sau khi hấp chín, người ta cắt ra từng lát tròn mỏng rồi đem phơi khô. Đem chiên giòn với dầu ăn nóng, bánh sẽ nở to ra, có độ giòn, xốp, béo ngậy. Những chiếc bánh tròn vành vạnh ngả màu vàng đục tựa như ánh trăng rằm, có hương vị nồng thơm, cay cay, đậm đà văn hoá ẩm thực của dân tộc sẽ khiến bạn ăn rồi lại muốn ăn thêm chiếc nữa...
Những khi lễ, Tết, liên hoan, tiệc tùng... đĩa bánh phồng tôm thường có mặt trang trọng trên mâm cỗ. Sản phẩm bánh phồng tôm Sa Giang của xứ Sa Đéc ngày nay đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, có mặt khắp nơi và còn là một trong những mặt hàng thực phẩm xuất khẩu của Đồng Tháp được ưa chuộng.
10. Bánh pía (Sóc Trăng)
Bánh pía là những chiếc bánh có hình dáng nhỏ, tròn, không quá bở, mềm và có một độ dẻo vừa phải để có thể ngậm vào miệng mà không tan ngay. Nhưng điều đặc biệt là vị ngọt thơm nguyên chất hương sầu riêng mà bất cứ một loại hương liệu nhân tạo nào cũng không thể thay thế được. Đó cũng là nét thuần Việt mà chiếc bánh pía có được như một hương vị gắn liền với cuộc sống người Sóc Trăng cũng như người Nam Bộ hàng trăm năm qua.
Muốn có được mùi vị, màu sắc hấp dẫn, bánh pía Sóc Trăng phải qua rất nhiều công đoạn. Riêng phần nhân được làm từ khoai môn, đậu xanh, hột vịt muối xào với đường và cho thêm sầu riêng theo tỷ lệ vừa phải. Hỗn hợp trên để nguội đem bọc với lòng đỏ hột vịt muối. Nếu muốn tăng vị béo có thể thêm thịt heo (lợn). Riêng vỏ bánh được làm bằng bột mì bằng cách cán, cuộn bột mì, gấp lại nhiều lần để tạo nên vỏ bọc với những lớp “bột nước” và “bột dầu” chồng lên nhau. Cuối cùng, bánh được đưa vào lò nướng ở nhiệt độ trung bình khoảng 270 oC. Sau 5-7 phút, thợ đứng lò sẽ lấy bánh ra, lật ngược mặt bánh rồi thoa lên một lớp lòng đỏ trứng và đưa vào lò trở lại. 15 phút sau, khi chiếc bánh chuyển sang màu vàng ươm chính là lúc chiếc bánh đã thành phẩm và dùng được ngay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.