Môi trường » Bảo vệ môi trường
Tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam:Ô nhiễm do tồn lưu và giải pháp khắc phục
(19:59:00 PM 01/12/2014)>>Tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam: Những ảnh hưởng về môi trường và sức khỏe cộng đồng
Ô nhiễm môi trường ở Thanh Hóa
Ngày đó, do thiếu thông tin và do chủng loại hóa chất còn nghèo nàn nên người nông dân đã sử dụng nhiều loại hóa chất có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường. Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Bên cạnh đó, tình trạng hóa chất bảo vệ thực vật nhập lậu vào nước ta vẫn xảy ra và trong thời gian gần đây có xu hướng gia tăng. Các loại hóa chất bảo vệ thực vật này được đóng gói bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn mác, không biết thành phần hoạt chất, không có hướng dẫn sử dụng. Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại hóa chất tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ rò rỉ vào môi trường là rất đáng báo động. Các kho hóa chất hầu hết được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa quan tâm đến việc xử lý, kết cấu, nền móng nên việc ô nhiễm đất tại các kho thuốc này là điều không thể tránh khỏi.
Hơn nữa, từ trước đến nay các kho chứa này không được quan tâm tu sửa, gia cố hàng năm, nên đều đã và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nền và tường kho phần lớn bị rạn nứt, mái lợp đã bị hỏng, dột nát, nhiều kho không có cửa sổ, cửa ra vào được buộc gá tạm bợ; hệ thống thoát nước hầu như không có nên khi mưa lớn tạo thành dòng mặt kéo theo lượng thuốc tồn đọng gây ô nhiễm môi trường nước xung quanh. Đây là những yếu tố tiềm ẩn gây hại đối với nông nghiệp và môi trường.
Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng vứt bao bì hóa chất bảo vệ thực vật bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế hóa chất không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nguồn nước, ngộ độc cho động vật thủy sinh cũng cần được cảnh báo và khắc phục ngay. Cùng với hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, các loại thuốc và bao bì, đồ đựng hóa chất bảo vệ thực vật đang là nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường nếu không được áp dụng các biện pháp giải quyết khẩn cấp.
Hóa chất bảo vệ thực vật làm thoái hóa đất, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm không khí và gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái. Hóa chất gây ô nhiễm môi trường thông qua nhiều con đường khác nhau như nước thải từ kho chứa thuốc khi có sự cố đổ vỡ hóa chất, cháy nổ, sét đánh xảy ra, nước mưa chảy tràn qua các kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật đã bị xuống cấp, lượng thuốc còn dư đọng lại trong chai bị quăng xuống ao, hồ, sông hay lượng thuốc dư thừa trong quá trình sử dụng quá liều lượng ngấm vào đất cũng như mạch nước ngầm...
Không chỉ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu với bốn tính chất độc hại, khó phân hủy, khả năng di chuyển xa, tích lũy sinh học còn gây ra những ảnh hưởng có hại đối với khả năng sinh sản, sự phát triển, hệ thần kinh, tuyến nội tiết và hệ miễn dịch đều có liên quan tới hóa chất. Con người bị nhiễm chủ yếu thông qua các thực phẩm ô nhiễm, các đường khác ít phổ biến hơn là uống nước ô nhiễm và tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. Đối với con người và động vật có vú, các hóa chất bảo vệ thực vật có thể được lây truyền thông qua nhau thai và sữa mẹ tới động vật sơ sinh.
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước, các giải pháp về chính sách đã được đưa ra thảo luận và ban hành. Ngày 22/7/2002, Chủ tịch nước đã ký phê chuẩn tham gia Công ước Stockholm về loại bỏ các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ, trong đó chủ yếu là các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Năm 2007, Quốc hội đã ban hành Luật Hóa chất, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố quy định việc xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và xây dựng kế hoạch xử lý các khu vực, kho (gọi tắt là điểm) hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, các điểm tồn dư hóa chất trong thời kỳ chiến tranh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Theo đó, ngày 21/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1946 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước. Sau 3 năm triển khai, cơ chế chính sách từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Bên cạnh những giải pháp về chính sách kể trên, hiện nay có nhiều giải pháp về kỹ thuật đang được áp dụng để tiêu hủy hóa chất bảo vệ thực vật.
Hiện nay ở nước ta có 2 đơn vị được cấp phép áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng để xử lý hóa chất bảo vệ thực vật POP là Công ty xi măng Holcim và Công ty xi măng Thành Công. Đối với các lò đốt chất thải chuyên dụng, có khá nhiều các lò đốt chất thải thông thường và chất thải nguy hại được áp dụng và cấp phép, nhưng chưa có cơ sở nào được cấp phép để đốt hóa chất bảo vệ thực vật POP. Nhóm giải pháp không đốt hiện có nhiều phương pháp đang được áp dụng tại Việt Nam bao gồm phương pháp cô lập triệt để, công nghệ chôn lấp, công nghệ khử bằng natri, phân hủy bằng tia cực tím hay công nghệ Fenton, công nghệ vi sinh…
Cùng với những giải pháp về chính sách, kỹ thuật, các giải pháp về truyền thông cũng cần được đẩy mạnh như việc tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự bảo vệ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện hành một cách có ý thức. Cho đến nay, kết quả triển khai các nhiệm vụ xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhận thức về vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu của các cấp chính quyền và người dân đã được tăng lên rõ rệt.
Sau khi ban hành và triển khai Kế hoạch, các Bộ và địa phương tích cực triển khai các chương trình điều tra, khảo sát và lập kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu. Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Dự án POP- PEST đã xử lý 9 khu vực ô nhiễm tại Thái Nguyên, Nghệ An và Hà Tĩnh; hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương cho 49 dự án xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường các khu vực ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu cho 12 tỉnh, thành phố với tổng kinh phí hỗ trợ là 242.045.124.931 đồng.
Nguồn lực cho công tác khắc phục ô nhiễm các khu vực tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật đã tăng lên rõ rệt, phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Ngoài ra, các Bộ, ngành và địa phương đều thúc đẩy hợp tác quốc tế và huy động các nguồn lực tài chính khác để góp phần triển khai thành công kế hoạch đề ra. Công nghệ xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường được thúc đẩy và chuyển giao. Hiện đã có khá nhiều các nghiên cứu, áp dụng, thí điểm các công nghệ mới như công nghệ Fenton, công nghệ sắt TAML, công nghệ nghiền bi, công nghệ giải hấp nhiệt, công nghệ đốt, đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng... Việc phát triển thị trường công nghệ sẽ góp phần giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất tồn lưu nói riêng và hoạt động bảo vệ môi trường nói chung.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại trong quá trình xử lý hóa chất bảo vệ môi trường mà chúng ta cần phải khắc phục và có hướng giải quyết trong thời gian tới. Nếu không quan tâm kiểm soát việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hoá chất và không kiểm soát chất lượng phun dải hoá chất ngay từ bây giờ, tương lai sẽ còn phát sinh nhiều điểm ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và số tiền phải chi phí cho xử lý ô nhiễm, khám chữa bệnh sẽ tăng, đặc biệt là việc thoái hoá đất, chất lượng đất sẽ bị suy giảm và các thế hệ tương lai sẽ thiếu nghiêm trọng đất canh tác.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam:Ô nhiễm do tồn lưu và giải pháp khắc phục
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.