»

Thứ năm, 21/11/2024, 13:24:34 PM (GMT+7)

Tình tiết bất ngờ vụ phá “nhầm” 5,26 ha rừng phòng hộ ven biển Bình Định

(17:18:47 PM 16/09/2021)
(Tin Môi Trường) - Nhân chứng đầu tiên phát hiện vụ phá 5,26 ha rừng phòng hộ ven biển xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cho biết đã gọi điện thoại báo các cơ quan chức năng nhưng khoảng 10 ngày sau mới có đoàn công tác đến hiện trường.
Chiều 16-9, nhân chứng mới vụ phá 5,26 ha rừng phi lao phòng hộ ven biển xã Mỹ An để làm dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Phù Mỹ đã cung cấp thêm nhiều thông tin, hình ảnh, clip… về vụ phá rừng này.
 
Tình[-]tiết[-]bất[-]ngờ[-]vụ[-]phá[-]“nhầm”[-]5,26[-]ha[-]rừng[-]phòng[-]hộ[-]ven[-]biển[-]Bình[-]Định
Hiện trường vụ phá rừng phòng hộ được anh B. ghi lại vào sáng 8-8. Ảnh cắt từ clip anh B. cung cấp
 
Đó là vợ chồng anh N.T.B, ngụ thôn Xuân Bình, xã Mỹ An. Theo anh B., vợ chồng anh được Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ giao khoán bảo vệ khu rừng trên với số tiền 200.000 đồng/ha/năm.
 
Tối 6-8, nghe tiếng máy móc, thiết bị hoạt động ầm ầm từ khu rừng được giao bảo vệ nhưng nghĩ rằng đang thi công nhà máy nên anh B. không quan tâm. Đến sáng 7-8, anh B. đi kiểm tra rừng thì phát hiện nhiều ha trong khu rừng mình bảo vệ đã bị san bằng rồi rào lại, trong khi đó tại hiện trường không có ai.
 
Đến khoảng 19 giờ tối 7-8, anh B. tiếp tục nghe máy móc, thiết bị từ bên phía khu rừng nên vội vàng cùng vợ chạy ra xem thì phát hiện những người đang thi công nhà máy điện dùng 4 máy đào múc gốc cây trong khu rừng lên. Bức xúc, vợ chồng anh B. phản ứng, yêu cầu dừng ngay việc phá rừng thì họ tắt các thiết bị máy móc, ngưng hoạt động.
 
Tình[-]tiết[-]bất[-]ngờ[-]vụ[-]phá[-]“nhầm”[-]5,26[-]ha[-]rừng[-]phòng[-]hộ[-]ven[-]biển[-]Bình[-]Định
Khu rừng bị phá được đơn vị thi công nhà máy điện rào lại. Ảnh cắt từ clip anh B. cung cấp
 
Khoảng 21 giờ cùng ngày, khi vợ chồng anh B. về đến nhà thì lại nghe tiếng ồn của máy móc, thiết bị từ khu rừng nên quay lại. Thấy vợ chồng anh B, những đối tượng phá rừng lại ngưng hoạt động.
 
Sau khi ngồi "canh" khu rừng đến 2 giờ sáng 8-8, vì quá mệt mỏi nên vợ chồng anh B. quay về nhà ngủ. Đến khoảng 8 giờ cùng ngày, khi quay lại khu rừng phòng hộ để kiểm tra, anh B. phát hiện mất thêm nhiều hecta nữa.
 
Ngay trong sáng 8-8, vợ chồng anh B. gọi điện thoại cho cán bộ địa chính xã Mỹ An và ông Bùi Long Thăng, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ để báo cáo vụ phá rừng trên. Tuy nhiên, cán bộ địa chính nói để báo cáo lãnh đạo xã; còn ông Thăng thì bảo nay chủ nhật nghỉ, không có ai làm việc. Mãi đến khoảng 10 ngày sau, đoàn công tác của huyện Phù Mỹ mới xuống hiện trường kiểm tra và làm việc với những người đang thi công trong nhà máy.
 
"Sau khi gọi điện báo cáo vụ phá rừng từ sáng 8-8 đến nay, chưa có cơ quan chức năng nào liên hệ với vợ chồng tôi. Mới đây, sau khi đọc báo mới biết khu rừng được Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ giao cho vợ chồng tôi bảo vệ mất 5,26 ha. Chỉ trong 2 đêm, họ đưa máy móc, thiết bị ra đào sạch gốc cây to chở đi, rồi san ủi mặt bằng" - anh B. cho biết.
 
Tình[-]tiết[-]bất[-]ngờ[-]vụ[-]phá[-]“nhầm”[-]5,26[-]ha[-]rừng[-]phòng[-]hộ[-]ven[-]biển[-]Bình[-]Định
Khu rừng phòng hộ có diện tích 5,26 ha ở xã Mỹ An vừa bị phá
 
Nói về việc chủ đầu tư dự án cho rằng nguyên nhân phá 5,26 ha rừng là do nhầm lẫn mốc giới, anh B. phản ứng: "Làm lén lút ban đêm mà sao nhầm được. Hơn nữa, khi phát hiện, vợ chồng tôi ra ngăn cản, báo cho họ biết đây là rừng phòng hộ. Tuy nhiên, khi vợ chồng tôi vừa về nhà họ lại tiếp tục dùng máy đào phá rừng, thế sao gọi là nhầm được".
 
Để xác nhận thông tin trên, chiều 16-9, phóng viên đã nhiều lần liên hệ với ông Bùi Long Thăng, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ và một số lãnh đạo huyện này nhưng tất cả không được phản hồi.
Như đã thông tin, gần đây, người dân xã Mỹ An phản ánh việc thi công dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Phù Mỹ đã chặt phá hàng ngàn cây phi lao tại rừng phòng hộ ven biển 2 thôn Xuân Bình và Xuân Phương, xã Mỹ An bên ngoài khu vực cắm mốc dự án. Kết quả kiểm tra ban đầu của cơ quan chức năng huyện Phù Mỹ cho thấy diện tích rừng phi lao bị chặt phá khoảng 5,26 ha, vượt ra ngoài mốc tọa độ của dự án mà trước đây nhà nước đã giao. Đây là đất rừng phòng hộ, do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Phù Mỹ quản lý.
 
Trước đó, ngày 29-5-2020, dự án Nhà máy Năng lượng mặt trời Phù Mỹ được Công ty CP Phát triển tầm nhìn năng lượng sạch khởi công xây dựng tại 2 xã Mỹ An và Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Ðịnh. Ðây là nhà máy năng lượng mặt trời có quy mô lớn nhất tỉnh Bình Ðịnh với tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỉ đồng, được xây dựng trên diện tích 380 ha. Tổng công suất thiết kế 330 MW, chia thành 2 giai đoạn bao gồm 3 nhà máy 1, 2 và 3. Cuối năm 2020, giai đoạn 1 của dự án đã được đưa vào vận hành và hiện đang triển khai thi công giai đoạn 2.
 
Đức Anh (báo NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tình tiết bất ngờ vụ phá “nhầm” 5,26 ha rừng phòng hộ ven biển Bình Định

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe

(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.

Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh

(Tin Môi Trường) - Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hàng trăm triệu lượt khách trong và ngoài nước đi du lịch ở khăp các địa phương. Cùng với xu thế hiện đại, ngành Du lịch Việt Nam là một trong những ngành thường xuyên gây thêm mối nguy ô nhiễm cho môi trường nói chung và đại dương nói riêng, trong đó có rác thải nhựa. một nguồn phát sinh rác thải nhựa lớn trong nước. Thực tế cho thấy, rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch có hướng tăng dần theo từng năm và đang gây áp lực cho môi trường, phát sinh bệnh tật, ô nhiễm nguồn nước,…

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI