Môi trường » Bảo vệ môi trường
Thừa Thiên Huế: Người dân lấp cống thoát nước thải của Nhà máy sản xuất tinh bột sắn
(12:02:20 PM 02/11/2013)Theo phản ánh, bà con đã nhiều lần phản ánh, làm đơn kiến nghị về tình trạng Nhà máy sản xuất tinh bột sắn (gọi tắt là Nhà máy) liên tục xả nước thải bẩn, nhưng ban lãnh đạo Nhà máy vẫn “dửng dưng, bình chân như vại, không nghe, không thấy, không biết”. Đến lúc Huyện, Tỉnh lên tiếng vì bức xúc trước những kiến nghị của dân, Nhà máy mới cử nhân viên xuống làm việc với UBND xã Phong An, trong đó mức đền bù, hỗ trợ nhà máy cho mỗi sào ruộng bị thiệt hại đã không được bà con đồng tình.
Người dân lấp đường dẫn, thoát nước thải để phản đối Nhà máy sản xuất tinh bột sắn
Ông Lê Dàng, một người dân, cho biết: "Nhiều hộ trong thôn chúng tôi đến mùa này phải đi mua gạo ăn cũng do Nhà máy xả nước thải làm lúa vụ hè thu chết hết. Nhiều bà con trong xóm đau đớn nhìn ruộng chết vì nước thải mà trong nhà gạo không còn để ăn phải đi vay mượn tiền hàng xóm để mua gạo, vợ thì bệnh nan y, nhưng không hiểu sao Nhà máy nhiều năm nay vẫn chây lì không có động thái nghiêm túc để xử lý nước thải bẩn tràn ra môi trường. Như gia đình tui trồng 7 sào lúa, mấy vụ gần đây do nhà máy xả thải nên mất trắng, phải đi mua gạo ăn. Nếu cứ tiếp tục như thế này thì bà con sẽ không làm vụ Đông Xuân, bỏ ruộng chứ làm mà không có thu hoạch cũng như không".
Nhiều hộ dân bức xúc cho biết, sau thời gian kiến nghị lên chính quyền, Nhà máy đã đưa ra phương án đền bù 1 sào lúa từ 130-270 nghìn đồng, nhưng bà con không đồng ý. Theo họ, bình quân mỗi sào lúa họ phải đầu tư hơn 1 triệu đồng, 1 sào thu được 3 tạ lúa, giá khoảng 1,8 triệu đồng. Nếu đền bù theo giá đó thì bà con nông dân quá thua thiệt.
Ông Trần Mạnh- Đội trưởng sản xuất đội 3 (HTX Thượng An) bức xúc: “Vụ đông xuân 2012-2013 chất thải của Nhà máy đã làm thiệt hại gần như 100% diện tích lúa của bà con ở HTX Thượng An. Nếu Nhà máy tiếp tục xả thải thì vụ tới bà con không biết tính sao bởi thiệt hại vụ trước vẫn chưa được đền bù. Hiện bà con đang thiếu vốn, thiếu giống nghiêm trọng. Ngoài ra chất thải của Nhà máy cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực.”
Cống thoát nước thải bẩn này nhiều năm nay đã gây tác hại cho việc nuôi trồng lúa và thủy sản
Ông Nguyễn Quang Thông, Chủ nhiệm HTXNN Thượng An kiến nghị: “Tình trạng ô nhiễm của Nhà máy diễn ra trong thời gian khá dài, chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều lần, phía Nhà máy cũng đã đưa ra phương án hỗ trợ nhưng mức đền bù quá thấp nên hai bên không thống nhất được. Bây giờ đang chuẩn bị bước vào vụ Đông Xuân, nếu Nhà máy cứ tiếp tục gây ô nhiễm thì nông dân sẽ bỏ ruộng. Việc người dân bức xúc chốt chặn các hệ thống dẫn, thoát nước thể hiện rõ bà con không đồng tình với cách làm của Nhà máy. Chúng tôi mong muốn lãnh đạo Nhà máy trực tiếp đối thoại với gần 100 hộ dân khu vực đội 3, HTX Thượng An để nghe bà con kiến nghị về trình trạng ô nhiễm môi trường nhưng không hiểu sao lãnh đạo Nhà máy vẫn không chịu xuống để lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người dân, trong khi đó vẫn xả nước thải bẩn ra môi trường mặc các cơ quan báo, đài đã nhiều lần phản ánh.”
Cũng theo ông Thông, nhà máy này đã cho trồng cỏ Vetiver để xử lý nước thải, cải tạo môi trường nhưng thực tế đến nay loại cỏ này đều bị chết hàng loạt. Tại khu vực Khe Mây, cỏ đã chết và không gian bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Có mặt tại hiện trường, chúng tôi nhận thấy đường mương nước thải chảy từ Nhà máy đến trạm bơm Bàu Sen dài hơn 3km, trong đó, chỉ 1km khởi điểm từ khu vực Khe Mây có hệ thống mương bê tông, còn lại nước thải chảy tràn ra trảng cát đã làm ô nhiễm nguồn nước, khiến 11,8 ha lúa ở xứ đồng Bành và Vận cùng nhiều hồ sen, diện tích nuôi trồng thủy sản của gần 100 hộ dân ở HTX Thượng An bị “đứng đọt”, chết hàng loạt.
Tại tuyến mương ở khu vực Khe Mây, chất thải có màu đen ngòm, bốc mùi hôi khó chịu. Để chặn nước ô nhiễm từ tuyến mương này, bà con dùng bao cát, cây cối, đất đá san lấp, không cho nước chảy để hạn chế.
Trước đó, ngày 23/9, ông Nguyễn Việt Hùng, Chi cục trưởng Chi cục BVMT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Sau khi báo chí phản ánh hiện tượng cá chết hàng loạt tại khu vực Khe Mây, thuộc địa phận HTX Thượng An, xã Phong An, huyện Phong Điền vào ngày 20/8/2013 do nguồn nước xả thải của Nhà máy, Chi cục BVMT phối hợp với UBND xã Phong An tiến hành lấy mẫu khu vực thải nước thải của Nhà máy, nhằm phân tích và tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Kết quả phân tích nguồn nước mặt lấy tại Khe Mây cách điểm thải khoảng 50mét cho thấy: tổng chất rắn hòa tan vựợt 7,24 lần(TSS), nhu cầu ôxi sinh hóa (BOD5), vượt 5,8 lần, nhu cầu ô xi hóa học(COD), vượt 4,53 lần, hàm lượng xyanua(CN) vượt 12,45 lần, hàm lượng photphat (PO4), vượt 12,45 lần so với giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam.
Như vậy, nguồn nước mặt Khe Mây ô nhiễm khá nặng, đặc biệt là ô nhiễm chất hữu cơ, vượt nhiều lần so với mức cho phép, mặc dù tại thời điểm đó, Nhà máy mới bắt đầu trở lại sản xuất sau 5 tháng nghỉ hoạt động.
Ngoài ra, chất thải từ Nhà máy còn gây ô nhiễm nguồn nước trên sông Bồ khi nước thải từ khu vực trạm bơm Bàu Sen chảy qua làng Cao Bang (thôn Hiền Lương, xã Phong Hiền) rồi đổ thẳng ra sông Bồ. Trong khi đó, Nhà máy nước Tứ Hạ dùng nước từ con sông này để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của người dân.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Thừa Thiên Huế: Người dân lấp cống thoát nước thải của Nhà máy sản xuất tinh bột sắn
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.