Môi trường » Bảo vệ môi trường
Thừa Thiên - Huế: Chậm khắc phục tình trạng rác thải gây ô nhiễm
(09:54:40 AM 26/03/2016)Bãi rác thải ở thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Trên địa bàn phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy hiện có 2 cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt là bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh Thủy Phương do Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên môi trường và công trình đô thị Huế quản lý và Nhà máy xử lý rác Thủy Phương của Công ty Cổ phần đầu tư Tâm Sinh Nghĩa. Đối với bãi chôn lấp Thủy Phương, theo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế qua kiểm tra do qui trình còn đơn giản nên không đáp ứng được yêu cầu xử lý một khối lượng nước rỉ rác lớn phát sinh, nhất là vào mùa mưa. Gần đây, Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên môi trường và công trình đô thị Huế đã tích cực phun chế phẩm sinh học EM để hạn chế mùi, đồng thời đã áp dụng một số giải pháp hạn chế ô nhiễm như không chôn lẫn phân hầm cầu với rác sinh hoạt mà đưa đi xử lý riêng ở nơi khác; hạn chế nước mưa vào rác, đo đó hạn chế được lượng nước rỉ rác bằng cách phủ bạt lên toàn bộ 2 ô rác của bãi chôn lấp rác.
Đối với Nhà máy xử lý rác Thủy Phương của Công ty Cổ phần đầu tư Tâm Sinh Nghĩa, hệ thống xử lý rác thải của Nhà máy có hiệu quả xử lý khá cao (các thông số như độ pH, nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD5), tổng chất rắn lở lửng (TSS), tổng Nitơ, Amoni (NH4 ) đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 5945: 2005 cột B). Hiện Nhà máy đang hoàn thiện hệ thống xử lý nước rỉ rác bằng cách xây thêm một bể thu nước rác 50 m3. Ngoài ra sẽ đầu tư thêm lò đốt công suất 6 tấn/giờ và dự kiến sẽ đầu tư tuabin phát điện tận dụng nhiệt của lò đốt chất thải để cấp điện phục vụ xử lý rác thải sinh hoạt.
Tuy nhiên, hiện Nhà máy xử lý rác Thủy Phương thuộc Công ty Tâm Sinh Nghĩa còn tồn tại hơn 40.000m3 rác chưa được xử lý, nước rác chảy ra ngoài, mùi hôi thối nồng nặc, gây bức xúc cho dân cư trong vùng. Trước tình trạng này, đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Hương Thủy cùng các cơ quan liên quan đã tiến hành kiểm tra Nhà máy xử lý rác Thủy Phương thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa, lập biên bản và yêu cầu nhà máy phải thực hiện theo đúng các quy định trong quản lý rác thải sinh hoạt. Theo quy trình xử lý của nhà máy: rác thải sinh hoạt do Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế đưa về Nhà máy được xử lý (tách, tuyển, phân loại, tận thu bao ni lông các loại, ủ thành phân rác và đốt), phần còn lại chủ yếu là rác trơ được đổ vào bãi chôn lấp Thủy Phương với tỷ lệ nhỏ hơn 10%.
Nguyên nhân rác tồn đọng là do quá trình bảo trì, sửa chữa và nâng cấp bước nhà máy trong 4 tháng, từ tháng 3-7/2015 nên công suất đốt của lò đốt chưa đáp ứng công suất xử lý 200 tấn rác sinh hoạt/ngày. Để giải quyết lượng rác tồn đọng trên, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Tâm Sinh Nghĩa đã có kế hoạch đặt hàng và dự kiến sẽ lắp đặt, đưa vào vận hành thêm 1 lò đốt có công suất 5 tấn/giờ (khoảng 100 tấn/ngày, đêm) dự kiến thực hiện trong quý III/2016.
Trước mắt, trong mùa hè sắp đến, công ty sẽ tăng cường che chắn, sử dụng một số loại chế phẩm vi sinh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ thường xuyên phối hợp với UBND thị xã Hương Thủy tiếp tục theo dõi, giám sát và hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm thiếu tác nhân gây ô nhiễm và sớm giải quyết lượng rác tồn đọng như kiến nghị của cử tri đã nêu...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
- Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
- Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
- Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
- Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
- Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
- Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
- TPHCM yêu cầu các sở cung cấp hồ sơ dự án cây xanh cho Bộ Công an
- Cần hạn chế đốn hạ cây xanh khi xây dựng các công trình
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
(Tin Môi Trường) - Sáng 12/8, theo ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố; do Công ty Cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), điểm đo tại Thư viện tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên có chất lượng không khí ở mức 270, rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tới sức khỏe tất cả người dân trong khu vực.
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.